Giá cà phê hai sàn hồi phục, cà phê trong nước quay đầu tăng 300 đồng/kg

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 15/07/2023 13:58 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 15/7: Giá cà phê kỳ hạn hồi phục sau ICE báo cáo tồn kho sụt giảm nghiêm trọng. Trong nước, giá cà phê hôm nay quay đầu tăng 300 đồng/kg. Theo đó, 64.900 đồng/kg là mức giá cà phê giao dịch thấp nhất trong các địa phương...
Bình luận 0

Giá cà phê hôm nay 15/7: Cuối tuần hai sàn cùng hồi phục

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 15 USD, lên 2.540 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng 5 USD, lên 2.405 USD/ tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng thêm 3,20 cent, lên 160,80 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 3,25 cent, lên 160,30 cent/lb, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Giá cà phê hai sàn hồi phục, cà phê trong nước quay đầu tăng 300 đồng/kg - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 15/07/2023 lúc 13:18:02 (delay 10 phút)

Giá cà phê hai sàn hồi phục, cà phê trong nước quay đầu tăng 300 đồng/kg - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 15/07/2023 lúc 13:18:02 (delay 10 phút)

Giá cà phê hai sàn hồi phục, cà phê trong nước quay đầu tăng 300 đồng/kg - Ảnh 3.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay quay đầu tăng 300 đồng, lên dao động trong khung 64.900 - 65.600 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng có giá cà phê thấp nhất là 64.900 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Gia Lai với giá 65.200 đồng/kg. Cùng lúc, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua cà phê là 65.400 đồng/kg. Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 65.600 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.

Giá cà phê hai sàn cùng xu hướng tăng hồi phục nhờ các báo cáo chỉ số nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tích cực, khiến “đồng bạc xanh” sụt giảm trong rổ tiền tệ mạnh đã hỗ trợ các tiền tệ mới nổi tăng thêm giá trị góp phần kích thích đầu cơ và các quỹ quay lại các thị trường hàng hóa tăng mua nói chung.

Giá cà phê phái sinh đã thu hút dòng vốn đầu cơ phiên cuối tuần ngay sau báo cáo hàng tháng của các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê chính trên thế giới và sự sụt giảm nghiêm trọng của lượng tồn kho trên cả hai sàn do ICE quản lý và theo dõi việc cấp phát.

Giá cà phê Arabica vừa có một phiên giá tăng mạnh nhất kể từ đầu vụ thu hoạch mới ở Brazil sau thông tin Viện Khí tượng Quốc gia (Inmet) dự báo một đợt không khí lạnh đi vào các vùng trồng cà phê ở miền nam có khả năng gây ra sương giá nhẹ khiến các nhà sản xuất lo ngại vụ hoạch bị chậm lại và chất lượng hạt sụt giảm.

Cho dù tỷ giá đồng Reais ngày cuối tuần giảm 0,10% xuống ở mức 4,7950 R$ cũng không ngăn cản được giá cà phê tăng đồng loạt tại thị trường nội địa Brazil do nhà nông không muốn bán hàng ra khi họ thu về số nội tệ ít hơn.

Khuyến khích nông dân sản xuất cà phê không gây mất rừng, đáp ứng quy định của EU

Trước đó, giá hai mặt hàng cà phê diễn biến trái chiều. Giá Arabica tăng nhẹ 0,38% khi số liệu xuất khẩu kém tích cực trong tháng 6 tại Brazil. Xuất khẩu cà phê Arabica dạng hạt ở mức 2,06 triệu bao, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, giá Robusta suy yếu do xuất khẩu Robusta được đẩy mạnh trong tháng 6 tại Brazil. Quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới đã vận chuyển được 230.653 bao cà phê Robusta dạng hạt trong tháng 6, tăng mạnh 60,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), nguồn cung cà phê nói chung và cà phê Arabica nói riêng trong năm 2023 tại Brazil thực tế vẫn được thị trường đánh giá tích cực. Cùng với các cơ quan thống kê khác, Viện Đại lý và Thống kê Brazil (IBGE) tiếp tục thể hiện quan điểm lạc quan về mùa vụ năm nay. Cụ thể, cơ quan này ước tính sản lượng cà phê trong năm 2023 của Brazil sẽ tăng 5,3% so với năm trước, lên mức 55,1 triệu bao loại 60kg. Trong đó, cà phê Arabica ước đạt 38,4 triệu bao, tăng 13,3% so với năm 2022.

Sản lượng gia tăng kết hợp cùng tiến độ thu hoạch cà phê tích cực tại các vùng sản xuất chính, giúp nguồn cung trên thị trường dần được đảm bảo, từ đó đẩy lùi lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Đây cũng là một trong những nhân tố giúp tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE đi ngang trong 1 tháng trở lại đây, thay vì giảm liên tục như trước.  Hơn nữa, trong báo cáo mới nhất về tồn kho trên Sở ICE, số bao cà phê Arabica chờ phân loại tiếp hiện là 2.208 bao, là tín hiệu cho thấy dữ liệu này vẫn có thể ổn định trong thời gian tới. 

Dù vậy, hoạt động xuất khẩu cà phê Arabica tại Brazil vẫn chưa có tín hiệu khả quan. Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE) cho biết, trong 13 ngày đầu tháng 7, quốc gia này đã vận chuyển được 687.910 bao cà phê Arabica loại 60kg, thấp hơn 15% so với mức 812.943 bao của cùng kỳ tháng trước. Tuy nhiên, với tình trạng thu hoạch tích cực như hiện nay, số liệu xuất khẩu khả năng cao sẽ sớm cải thiện giống như dự đoán từ giới chuyên gia.

Giá cà phê hai sàn hồi phục, cà phê trong nước quay đầu tăng 300 đồng/kg - Ảnh 5.

Khuyến khích nông dân sản xuất cà phê không gây mất rừng, ứng phó hiệu quả quy định của EU

Được biết, nhằm khuyến khích nông dân sản xuất cà phê không gây mất rừng, Dự án Nông lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng ở tỉnh Lâm Đồng được gọi là Dự án Café – REDD đang triển khai hỗ trợ 3.000 hộ nông dân tại huyện Lạc Dương sản xuất cà phê bền vững, truy xuất nguồn gốc và không gây mất rừng.

Trong đó, từ tháng 11/2018 đến nay dự án đã hỗ trợ gần 950 USD và từ nay đến hết tháng 4 năm 2024 sẽ hỗ trợ hơn 573 USD cho các nông hộ trồng cà phê tái canh, cải tạo cà phê theo hướng bền vững.

Theo đó, dự án hỗ trợ hơn 115 ngàn cây giống mắc ca và hơn 71 ngàn cây giống hồng ăn trái đẻ trồng xen trong 1 ngàng ha cà phê; tái canh 100  ha cà phê; làm giàu 75 ha rừng.

Đặc biệt, dự án đã đào tạo và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cà phê không gây mất rừng, không xâm lấn đất rừng tại 9 doanh nghiệp; xây dựng 15 bản kế hoạch sử dụng đất của thôn; giám sát 6 chuỗi cung ứng cà phê; chuyển giao dữ liệu quản lý rừng, bản đồ nông trại tích hợp vào hệ thống dữ liệu Big Data trên tổng diện tích hơn 1.500 ha với 2.720 nông hộ trồng cà phê…

Với sự hỗ trợ của Dự án Nông lâm kết hợp và tăng cường chất lượng rừng sẽ giúp nông dân phát triển cà phê bền vững, hiệu quả, đặc biệt là không lấn chiếm đất rừng để sản xuất, từ đó không gây mất rừng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem