Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Dầu xác lập tuần giảm, Mỹ và Trung Quốc gây lo ngại

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 13/05/2023 08:29 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Sự mạnh lên của đồng USD cùng lo ngại mới về kinh tế Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đẩy giá dầu lao dốc, xác lập tuần giảm tiếp. Dầu Brent giảm xuống sát mức 74 USD/thùng.
Bình luận 0

Giá dầu thế giới hôm nay (13/5) tiếp đà giảm trong bối cảnh đồng USD mạnh cùng lo ngại mới về kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Bế tắc chính trị liên quan đến trần nợ của Mỹ đe dọa gây ra suy thoái kinh tế ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này.

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Đà lao dốc chưa dừng

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 13/5 (giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ở mức 70,04 USD/thùng, giảm 1,17% trong phiên, trong khi giá dầu Brent đứng ở mức 74,22 USD/thùng, giảm 1,01% trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Dầu xác lập tuần giảm, Mỹ và Trung Quốc gây lo ngại - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Đà lao dốc chưa dừng

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Dầu xác lập tuần giảm, Mỹ và Trung Quốc gây lo ngại - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Đà lao dốc chưa dừng

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Dầu xác lập tuần giảm, Mỹ và Trung Quốc gây lo ngại - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Đà lao dốc chưa dừng

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Dầu xác lập tuần giảm, Mỹ và Trung Quốc gây lo ngại - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Đà lao dốc chưa dừng

Giá dầu hôm nay (13/5) giảm mạnh vì lo ngại mới về nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ và đồng USD mạnh.

Dữ liệu về đồng đô la đã củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng tăng lãi suất nhưng không thúc đẩy kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm.

Đồng bạc xanh mạnh hơn khiến dầu đắt hơn ở các quốc gia khác. Lãi suất cao hơn có thể ảnh hưởng đến nhu cầu dầu bằng cách tăng chi phí vay, gây áp lực tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi Quốc hội Mỹ tăng giới hạn nợ liên bang trị giá 31,4 nghìn tỷ đô la và ngăn chặn tình trạng vỡ nợ có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Các nhà phân tích cho biết: Những bất ổn liên quan đến trần nợ của Mỹ và các vấn đề của ngành ngân hàng gần đây có thể dẫn đến khủng hoảng tín dụng đối với phần lớn ngành dầu mỏ với khả năng suy thoái tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.

Giá dầu châu Á giảm vào chiều 12/5, khi những lo ngại mới về kinh tế Mỹ và Trung Quốc gia tăng rủi ro cho tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu ở hai thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.

Giá của hai loại dầu này đang trên đà hướng tới mức giảm khoảng 1,1% trong tuần. Đây sẽ là chuỗi giảm hàng tuần dài nhất kể từ tháng 11/2021 tới nay.

Giá dầu đã tăng vào đầu phiên do thị trường có một số kỳ vọng về triển vọng nhu cầu sau bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ. Theo Bộ trưởng này, Chính phủ Mỹ có thể mua lại dầu để lấp đầy kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) sau khi một số giao dịch sẽ kết thúc vào tháng 6. Chính phủ Mỹ cho biết họ sẽ mua dầu khi giá duy trì bền vững ở trong hoặc dưới mức 67 - 72 USD/thùng.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán để tăng giới hạn nợ liên bang của Mỹ có thể không đạt được thỏa thuận kịp thời để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của chính phủ. Nếu kịch bản này xảy ra, nó có thể dẫn tới nhiều xáo trộn thị trường nghiêm trọng. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán về trần nợ của Chính phủ Mỹ bị đình trệ và xuất hiện những lo ngại mới về lĩnh vực ngân hàng của nước này, thị trường ngày càng lo ngại rằng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái.

Ngoài ra, sự sụt giảm các khoản vay mới cho các doanh nghiệp và các số liệu kinh tế yếu hơn ở Trung Quốc đã gây lo ngại. Dữ liệu giá tiêu dùng tháng 4 của Trung Quốc tăng với tốc độ chậm hơn so với tháng 3, trong khi tình trạng giảm phát tại cổng nhà máy ngày càng trầm trọng làm gia tăng những nghi ngờ về khả năng phục hồi của nước này sau các hạn chế dịch Covid. Số liệu lạm phát yếu đi từ cả hai quốc gia (Mỹ và Trung Quốc) đang cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng đã giảm phần nào.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 11/5, liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 11/5.

Ở kỳ điều chỉnh ngày 11/5, giá các mặt hàng xăng giảm hơn 1.300 đồng/lít, RON 95 còn 21.000 đồng/lít, E5 RON 92 ở mức 20.131 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định trích lập Quỹ BOG: Thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước 500 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước 500 đồng/lít); dầu điêzen ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước). Chi sử dụng Quỹ BOG xăng dầu: Không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu.

Giá xăng dầu hôm nay 13/5: Dầu xác lập tuần giảm, Mỹ và Trung Quốc gây lo ngại - Ảnh 5.

Ở kỳ điều chỉnh ngày 11/5, giá các mặt hàng xăng giảm hơn 1.300 đồng/lít, RON 95 còn 21.000 đồng/lít, E5 RON 92 ở mức 20.131 đồng/lít.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ BOG giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 13/5 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.131 đồng/lít (giảm 1.306 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 869 đồng/lít; Xăng RON 95-III không cao hơn 21.000 đồng/lít (giảm 1.320 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 17.653 đồng/lít (giảm 601 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 17.972 đồng/lít (giảm 556 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.862 đồng/kg (giảm 647 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 04/5/2023-11/5/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nhà sản xuất lớn (nhóm OPEC+) đã bắt đầu cắt giảm sản lượng tự nguyện khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày vào đầu tháng này; lo ngại cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Hoa Kỳ chưa chấm dứt và áp lực từ việc đồng USD lên giá sau khi Fed tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp, thêm 0,25 điểm phần trăm; thông tin về việc nhập khẩu dầu thô trong tháng 4 của Trung Quốc giảm… Các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 04/5/2023 và kỳ điều hành ngày 11/5/2023 là: 83,016 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 6,376 USD/thùng, tương đương giảm 7,13% so với kỳ trước); 87,366 USD/thùng xăng RON 95 (giảm 5,970 USD/thùng, tương đương giảm 6,40% so với kỳ trước); 88,538 USD/thùng dầu hỏa (giảm 3,396 USD/thùng, tương đương giảm 3,69% so với kỳ trước); 87,264 USD/thùng dầu điêzen (giảm 3,654 USD/thùng, tương đương giảm 4,02% so với kỳ trước); 422,606 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 24,546 USD/tấn, tương đương giảm 5,49% so với kỳ trước).

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước đang được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã phục hồi trở lại.

Kỳ điều hành này, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới nêu trên và các quy định hiện hành, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: đưa mức trích lập quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 về mức 300 đồng/lít (kỳ trước 500 đồng/lít); giữ nguyên mức trích lập quỹ BOG đối với các mặt hàng dầu điêzen, dầu hỏa và dầu mazut; tiếp tục không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.  

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 14 đợt điều chỉnh, trong đó có 7 đợt tăng, 6 đợt giảm và 1 đợt giữ nguyên.

Tại cuộc họp về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước vừa qua, cho rằng nguồn cung trong nước vẫn còn bị động, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ tổng nguồn tối thiểu đã được Bộ Công Thương phân giao từ đầu năm (cả về số lượng và chủng loại) để đảm bảo cung cấp liên tục xăng dầu cho khách hàng; phải chủ động nguồn hàng trong mọi tình huống (cả nguồn trong nước và nhập khẩu).  

Bộ trưởng cũng lưu ý, các doanh nghiệp đầu mối cần có sự trao đổi thống nhất, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ để có được tiếng nói chung và hài hòa về lợi ích.

Bộ trưởng cũng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối và cả hệ thống phân phối kinh doanh xăng dầu trong việc tiếp cận vốn (về cả hạn mức tín dụng và điều kiện vay vốn), tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn cho doanh nghiệp để nhập hàng.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem