Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong giai đoạn 2022 - 2025, TP.HCM đã ban hành 10 giải pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn.
Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, khó khăn đầu tiên là việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn TP.HCM. Theo đó, do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn TP, số hộ tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm ngành nghề nông thôn dần chuyển sang nghề khác có thu nhập ổn định và tốt hơn, như thương mại và dịch vụ. Do đó, không đảm bào được các tiêu chí về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định của Nghị định số 52 của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, về thị trường tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề, ngành nghề nông thôn còn tồn tại nhiều khó khăn. Đó là sự cạnh tranh của các mặt hành cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực với các sản phẩm thủ công, như mành trúc, mây tre lá ở các làng nghề trên địa bàn.
Đồng thời, các làng nghề, ngành nghề nông thôn cũng đang gặp vấn đề về vay vốn phát triển sản xuất, đầu tư. Thời gian qua TP đã có nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn theo chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị.
Tuy nhiên, một số người dân, doanh nghiệp và hợp tác xã có nhu cầu vay vốn hưởng hỗ trợ lãi vay theo chính sách nhưng chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do không đảm bảo các điều kiện vay vốn, như không có tài sản thế chấp, định giá tài sản rất thập so với giá trị thực tế.
Đứng trước những khó khăn của làng nghề, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề giai đoạn 2022 - 2025, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống vùng nông thôn.
Theo đó, TP.HCM sẽ tập trung bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, ngành nghề truyền thống với các nghề như: sản xuất bánh tráng, nghề đan đát, sản xuất mành trúc, se nhang, sản xuất muối, nghề trồng mai vàng và nghề chế biến khô thủy sản...
Đồng thời, TP.HCM cũng tập trung bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, như Làng nghề sản xuất bánh tráng xã Phú Hòa Đông, Làng nghề đan đát xã Thái Mỹ, làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân, Làng nghề sản xuất muối xã Lý Nhơn và Làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi.
Để đặt mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn, TP.HCM đề ra 10 giải pháp để hỗ trợ, như hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất phục vụ phát triển sản xuất; hỗ trợ vốn, tín dụng phát triển ngành nghề nông thôn; hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; hỗ trợ đào tạo nhên lực; hỗ trợ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); hỗ trợ bảo vệ môi trường; hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với hoạt động du lịch; hỗ trợ xúc tiến thương mại và hỗ trợ về khuyến công.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.