Tại sao khi trang điểm, Từ Hi Thái hậu thường ngậm quả... óc chó?
Khi vô tình thất lạc loại quả này, người ta đã phải dựng một con đập tạm để tìm lại cho Từ Hi Thái hậu.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sơn La, một tỉnh miền núi với đa dạng các dân tộc anh em, luôn phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác giáo dục, đặc biệt tại các xã vùng khó khăn, biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực không ngừng và những giải pháp đồng bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Sơn La đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực, thu hẹp dần khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền.
Để làm rõ hơn về những nỗ lực đáng ghi nhận này, phóng viên Báo Nông Thôn Ngày Nay/Điện tử Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La.
Phóng viên: Thưa ông, tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Để nâng cao chất lượng giáo dục tại các khu vực này, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La đã có những giải pháp gì?
Ông Nguyễn Văn Chiến: Trong những năm qua, để nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục Sơn La đã tập trung đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện học tập, môi trường học đường. Cụ thể, Ngành đã xây dựng kiên cố và sửa chữa nhiều nhà lớp học tại các điểm trường, bổ sung nhà lớp học để hoàn thiện cơ sở vật chất. Nguồn vốn được huy động đa dạng từ các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, vốn đầu tư công, cùng với đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Chúng tôi cũng thường xuyên tổng hợp nhu cầu của các cơ sở giáo dục để đề xuất UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố quan tâm bố trí ngân sách đầu tư.
Đến năm 2025, chúng tôi đặt mục tiêu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 73,3%, giảm tỷ lệ phòng học bán kiên cố và phòng học tạm. Đồng thời, nâng cao tỷ lệ thiết bị tối thiểu bình quân cho các cấp học. Cụ thể, mầm non đạt 76,2%, THCS đạt 62,2%, THPT – GDTX đạt 55,3%.
Về công tác xã hội hóa giáo dục, từ năm 2023 đến nay, tỉnh Sơn La đã đầu tư, sửa chữa 251 phòng học, xây mới và cải tạo 51 phòng công vụ cho giáo viên, cùng 9 nhà vệ sinh, với tổng kinh phí gần 65 tỷ đồng. Đây là những con số cho thấy sự chung tay mạnh mẽ của cộng đồng.
Phóng viên: Vậy còn về giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên, đặc biệt tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn thì sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Chiến: Để phát triển đội ngũ nhà giáo, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Nội vụ giao bổ sung 503 biên chế giáo viên trong năm học 2022-2023 và 522 biên chế trong năm học 2023-2024 cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập. Đến ngày 30/3/2024, chúng tôi đã tuyển dụng được 980 giáo viên mầm non, phổ thông.
Nhằm khắc phục tạm thời tình trạng thiếu giáo viên, ngành Giáo dục đã thực hiện biệt phái giáo viên, cử giáo viên dạy hỗ trợ, phân công giáo viên dạy liên trường từ các cơ sở không thiếu giáo viên đến các đơn vị còn thiếu. Chúng tôi cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số (dạy học online, lớp học ảo) để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở một số môn học, một số địa bàn.
Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học để dạy tin học và công nghệ đối với lớp 3, 4, 5 và hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111/2023/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên".
Phóng viên: Về các chính sách hỗ trợ học sinh để các em bám trường, bám lớp, Sở đã triển khai những gì?
Ông Nguyễn Văn Chiến: Sở GD&ĐT đã chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tuyên truyền kịp thời, đầy đủ các Nghị định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh như Nghị định số 116/2016/NĐ-CP (nay là Nghị định số 66/2025/NĐ-CP), chế độ học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, chế độ học sinh khuyết tật và hỗ trợ học sinh theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thực hiện hỗ trợ học sinh theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về kinh phí khuyến học, hỗ trợ học sinh qua sông, hồ; hỗ trợ quản lý học sinh bán trú ăn, ở tại trường. Chúng tôi cũng đang phối hợp với các sở, ban, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các nghị quyết hiện hành để phù hợp hơn với thực tiễn, đồng thời tham mưu xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ giáo viên tiểu học dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một.
Phóng viên: Trong thời gian vừa qua, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La đã triển khai các giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả chương trình xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Chiến: Xác định công tác phổ cập giáo dục (PCGD) và xóa mù chữ (XMC) là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác PCGD-XMC. Điển hình như Nghị quyết số 09-NQ-TU ngày 21/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 137/2020/NQ-HĐND về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND; Nghị quyết số 140/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ tổ chức nấu ăn cho trường mầm non và trường phổ thông công lập có học sinh bán trú; và Nghị quyết số 51/2023/NQ-HĐND Quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” và hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ.
Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, UBND các huyện, thành phố để triển khai công tác PCGD, XMC. Công tác điều tra khảo sát, cập nhật số liệu PCGD, XMC được thực hiện đầy đủ, chính xác. Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tham gia các lớp học XMC, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, kết hợp dạy XMC với phổ biến pháp luật, chuyển giao công nghệ về chăm sóc sức khỏe, chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ngành Giáo dục còn tăng cường huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, chống bỏ học giữa chừng; triển khai hiệu quả công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở.
Phóng viên: Với những giải pháp đồng bộ đã được triển khai, đến nay, công tác giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được kết quả ra sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Chiến: Đến nay, công tác giáo dục ở tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Toàn tỉnh hiện có 521 trường học tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phục vụ hơn 309.000 học sinh. Tất cả các xã đều có trường học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở, với cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang. Năm 2024, có 421 trong tổng số 596 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 70,64%.
Về đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa, nhiều thầy cô giáo tình nguyện bám bản, gắn bó với học sinh và phụ huynh vùng sâu, vùng xa. Về chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số, hiện đang triển khai chính sách hỗ trợ ăn ở bán trú, học 2 buổi/ngày và chăm sóc toàn diện; miễn giảm học phí.
Việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được chú trọng. Năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 243 trường có cấp tiểu học, trong đó có 723 điểm trường lẻ xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt, giúp 78.000 học sinh nâng cao kỹ năng ngôn ngữ phù hợp với từng độ tuổi. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, đặc biệt là về kỹ năng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, đồng thời duy trì và phát triển việc dạy học tiếng dân tộc Thái, Mông theo nhu cầu.
Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ở các cấp học ngày càng được nâng cao, đặc biệt là ở bậc mầm non và tiểu học. Hầu hết trẻ em trong độ tuổi được đến trường, đến lớp đúng độ tuổi. Tỷ lệ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%. Hơn 99,9% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình học và gần 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, riêng tại các xã vùng cao giảm mạnh nhờ chính sách hỗ trợ. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông tại các trường phổ thông dân tộc nội trú đạt gần 100% vào năm 2024, trong đó 55% học sinh đỗ đại học, cao đẳng và gần 30% vào trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.
Tỉnh Sơn La đã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 2, trở thành tỉnh thứ 12 trong cả nước đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 2. Những kết quả trên cho thấy sự quan tâm và đầu tư đúng đắn của tỉnh Sơn La trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các vùng đặc biệt khó khăn, góp phần thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền và nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Phóng viên: Trong thời gian tới, để tiếp tục triển khai có hiệu quả về công tác giáo dục tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục triển khai các nhiệm vụ gì?
Ông Nguyễn Văn Chiến: Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ nhằm rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa vùng thuận lợi và vùng đặc biệt khó khăn.
Cụ thể, chúng tôi sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm vùng dân tộc thiểu số, chú trọng phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ngay từ bậc mầm non và tiểu học, đặc biệt chú trọng dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo Thông tư số 23/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Chúng tôi cũng sẽ tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, ưu tiên đầu tư xây dựng, sửa chữa trường lớp, đặc biệt tại các điểm lẻ vùng sâu vùng xa, bảo đảm an toàn, kiên cố, đủ điều kiện học 2 buổi/ngày. Trang bị thiết bị dạy học số, thư viện điện tử, thiết bị học tập cơ bản để học sinh được tiếp cận với công nghệ và tài liệu phong phú.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng cách tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học phù hợp vùng dân tộc, kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn hóa đa dạng. Bố trí đủ giáo viên có năng lực, tâm huyết cho các điểm trường vùng sâu vùng xa, ưu tiên chế độ hỗ trợ nhà ở, phụ cấp, điều kiện công tác. Tiếp tục duy trì và mở rộng dạy học tiếng dân tộc thiểu số, nhất là tiếng Thái và tiếng Mông theo nhu cầu phụ huynh và học sinh, kết hợp biên soạn tài liệu, nâng cao năng lực giáo viên dạy tiếng dân tộc.
Chúng tôi sẽ thực hiện tốt chính sách hỗ trợ học sinh, đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng các chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số: hỗ trợ ăn ở bán trú, miễn giảm học phí, cấp sách vở, quần áo, học bổng. Tăng cường tổ chức bữa ăn bán trú đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, hỗ trợ học sinh gắn bó với trường lớp.
Chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và giáo dục cộng đồng. Mở rộng các lớp xóa mù chữ cho người lớn, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số, gắn với dạy nghề, kỹ năng sống. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về vai trò của giáo dục, huy động tối đa trẻ em đến trường, hạn chế bỏ học, và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện.
Phóng viên: Cảm ơn ông về những chia sẻ rất cụ thể và tâm huyết! Chúc ngành Giáo dục Sơn La tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp "gieo chữ" nơi vùng khó khăn của tỉnh.
Trả lời phỏng vấn Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ học sinh, giáo viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới.
Khi vô tình thất lạc loại quả này, người ta đã phải dựng một con đập tạm để tìm lại cho Từ Hi Thái hậu.
Phiên chợ gây quỹ từ thiện 15 năm Dân Việt diễn ra trong hai ngày 4 và 5/6 không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn là nhịp cầu sẻ chia - nơi những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay vì cộng đồng. Từ những gian hàng giản dị đến những nụ cười rạng rỡ, sự kiện đã ghi dấu hành trình 15 năm đầy ý nghĩa của Báo điện tử Dân Việt.
Nếu bạn sinh vào 4 ngày Âm lịch đặc biệt này, Thần Tài sẽ chiếu cố, mang đến vận may tài lộc và sự thịnh vượng bền lâu, cuộc sống sung túc, giàu sang.
Theo truyền thuyết, Lưu Trường - con thứ 7 của Lưu Bang, có sức mạnh vô địch, có thể nhấc đỉnh đồng nặng hàng nghìn cân lên cao quá đầu, khả năng dũng mãnh của ông không kém cạnh so với Tây Sở bá vương Hạng Vũ thời xưa...
Vào chiều 4/6, ĐT Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 trong trận đấu tập với các cầu thủ trẻ U22 Việt Nam. Người ghi bàn duy nhất cho U22 Việt Nam là tài năng 18 tuổi Lê Văn Thuận.
Ukraine đã cố gắng khiến Mỹ và châu Âu tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột thông qua các cuộc tấn công vào sân bay của Nga, theo nhận định của cựu trợ lý Phó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Stephen Bryen, trong một bài viết trên nền tảng Substack.
Sau khi đi câu cá, không may một học sinh lớp 7 ở xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) bị đuối nước và ngay sau đó các lực lượng đã tìm kiếm, đưa thi thể lên bờ.
Công Phượng đã bị HLV Kim Sang-sik gạch tên khỏi ĐT Việt Nam vì chấn thương và điều này khiến người hâm mộ rất lo lắng khi trận quyết đấu với ĐT Malaysia đã đến gần.
Thủ tướng Anh Keir Starmer thừa nhận đất nước đang đối mặt với những “mối đe dọa ngày càng gia tăng” và không loại trừ khả năng mở rộng kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, giới chuyên gia quốc phòng cảnh báo: Đây có thể là một canh bạc đầy nguy hiểm.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sỹ quan có hành vi thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, vi phạm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ngày 4/6/2025, Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức lễ ra mắt và xuất bán thành công lô sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF - Sustainable Aviation Fuel). Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới của BSR trong hành trình nghiên cứu, phát triển các sản phẩm năng lượng xanh và bền vững.
Trước vụ việc, nam bệnh nhân tố bị điều dưỡng dương tính HIV, giang mai có hành vi xâm hại tình dục, đại diện Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (Hà Nội) đã chính thức lên tiếng.
Malaysia dùng 4 ngôi sao nhập tịch "hàng khủng" đấu với ĐT Việt Nam; Bruno Fernandes hé lộ nguyên nhân từ chối Al-Hilal; Thành Chung khoe dinh thự mới xây; Rooney nhận 2 hình phạt vì đỗ xe sai quy định; Sancho gửi lời tri ân Chelsea.
Trung Quốc đã kêu gọi các bên liên quan trong cuộc chiến Nga–Ukraine kiềm chế leo thang, sau khi Kiev thực hiện chiến dịch Mạng nhện táo bạo tấn công vào các sân bay quân sự của Nga, phá hủy nhiều máy bay ném bom chiến lược hạt nhân sâu trong lãnh thổ đối phương.
Ngày 4/6, tại hội nghị trực tuyến kết hợp trực tiếp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã phát đi thông điệp mạnh mẽ: Hiệu quả công việc của từng cán bộ, đặc biệt là Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã, sẽ được lượng hóa bằng chỉ số KPI cụ thể.
Theo luật sư, đất trồng cây lâu năm là một loại đất nằm trong phân nhóm thuộc đất nông nghiệp. Vì vậy, khi người dân có đất trồng cây lâu năm bị thu hồi sẽ được đền bù theo quy định tại Luật Đất đai 2024…
4 con giáp này biến mơ ước thành hiện thực trong tháng 2, sáng tạo không giới hạn, cơ hội kinh doanh rộng mở, nhờ đó thu nhập gia tăng, giàu có sẽ đến.
Tương tự như việc chọn cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng dài hạn trong vùng giá hấp dẫn, nhà đầu tư bất động sản đang săn lùng những dự án hội tụ đủ điều kiện để “xuống tiền” an toàn, đồng thời mở ra dư địa sinh lời trong trung hạn. Phú Thị Riverside, dự án ven sông hiếm hoi tại cửa ngõ phía Đông Hà Nội, đang được giới đầu tư ví như một mã cổ phiếu blue-chip địa ốc đang trong vùng mua hấp dẫn trên thị trường hiện tại.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa qua tới Việt Nam, sự tin cậy giữa hai bên được khẳng định rõ, đó là sự tin cậy giữa hai nước, cũng như sự tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai bên.
Chia sẻ với PV Dân Việt, chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đá Bắc Ninh, ông Nguyễn Văn Đính cho hay: "Không chỉ riêng cá nhân tôi, tất cả người dân Bắc Ninh đều mong muốn CLB Bắc Ninh FC thăng hạng trong mùa giải năm nay"
Ông Lê Thanh Tùng, cựu chiến binh ở thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An mạnh dạn tiên phong thực hiện mô hình nuôi le le (chim le le, vịt trời) tại địa phương. Mỗi tháng, ông Tùng xuất bán 1.000 con le le giống với giá từ 250.000-350.000 đồng/con...
Trước ngày về "chung nhà" với Đà Nẵng, huyện Tiên Phước của tỉnh Quảng Nam được công nhận là huyện nông thôn mới trước một năm. Lãnh đạo UBND huyện Tiên Phước rất phấn khởi khi mục tiêu hoàn thành huyện nông thôn mới sớm hơn 1 năm và niềm vui hơn nữa là Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công nhận huyện nông thôn mới.
Tỉnh Bắc Giang đang khẳng định vị thế trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP Bắc Giang) bằng việc phát triển mạnh mẽ các sản phẩm từ cây dược liệu. Nhiều loại dược liệu quý ở Bắc Giang như Sâm nam núi Dành không chỉ được nâng cao giá trị, tạo ra sản phẩm OCOP chất lượng, mà còn góp phần quan trọng cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, mô hình hỗ trợ giảm nghèo... tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm là 1,7%, hộ cận nghèo giảm 1,52%.
Ở một số nơi trên thế giới, bạn có thể tìm thấy những quả bóng rêu xanh tươi sáng rải rác trên sông băng.
Anh Hồng Chương, nông dân sáng chế máy nông nghiệp ở xã Lạc Lâm, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Các máy nông nghiệp do anh nông dân mới chỉ học lớn 8 sáng chế ra hầu hết sử dụng các thiết bị cơ học, ít thiết bị điện tử nên rất phù hợp với những người nông dân không mấy am hiểu kỹ thuật hiện đại.
Khi Nga và Ukraine bắt đầu các cuộc hòa đàm nhằm chấm dứt cuộc chiến đã kéo dài hơn 3 năm qua, các binh sĩ Ukraine vẫn không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chiến sự ở miền Đông Ukraine sẽ dừng lại.
Lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm cho biết, đã chỉ đạo cho UBND xã Suối Tân mời các hộ để lên làm việc và đồng thời yêu cầu tháo dỡ việc chắn lối đi chung của người dân.
Chọn nuôi các loại cá đặc sản như cá tầm, cá ngạnh trên lòng hồ Thác Bà, chế biến thành các sản phẩm ngon đạt sao OCOP, HTX thủy sản Hoàng Kim (xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) đang có doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Vồ Ông Bướm trên núi Cấm (TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nằm trong hệ thống “năm non, bảy núi” của vùng Thất Sơn. Hiện nay, khu vực này còn hoang sơ, hẻo lánh, thu hút nhiều lữ khách đến vãng cảnh.