Giữ hương vị cho mì Quảng bằng cách tráng thủ công
Giữ hương vị cho mì Quảng bằng cách tráng thủ công
Dũ Tuấn
Thứ tư, ngày 03/06/2015 06:29 AM (GMT+7)
Không ứng dụng máy móc vào nghề tráng mì Quảng, nhiều gia đình tại Quảng Nam vẫn “trung thành” với lò tráng mì thủ công của mình. Với họ, việc tráng mì thủ công là cách để giữ nét truyền thống, đảm bảo được sợi mì mỏng, dai và đặc biệt lưu được hương thơm phưng phức từ hạt gạo.
Lò tráng mì Quảng của bà Nguyễn Thị Yến (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam). Từ lúc 3 giờ sáng ở đây đã nhộn nhịp cảnh xay gạo, tráng mì.
Theo bà Yến, muốn làm ra một lá mì thơm ngon, đúng chất lượng cần trải qua rất nhiều công đoạn.
Đầu tiên là vo gạo sạch rồi ngâm trong nước một thời gian nhất định. Sau khi gạo mềm, sẽ đưa vào cối để xay vài lần sẽ cho ra bột. Sau đó đưa bột vào lò tráng mì đang nổi lửa sẵn.
“Khi trước thì dùng cối xay bằng tay, nhưng giờ có cối máy nên người thợ đỡ tốn sức hơn. Tuy nhiên, nghề tráng mì thủ công rất kỳ công nên nghề này đang dần mai mọt, họ dần chuyển sang tráng bằng máy”.- Bà Yến cho hay.
Người thợ tráng mì thủ công đòi hỏi phải khéo tay, tráng đều 2 lớp bột trên khuôn. Tiếp tục, chờ cho mì chín vừa tới thì vớt ra, nếu để lâu lá mì sẽ dính vào nắp nồi.
Mì tráng xong vớt ra vỉ gọi là mì lá. Mì lá có thể chấm nước mắm và dùng ngay tại chỗ.
Nếu muốn làm mì Quảng thì cần thái mỏng bằng dao hoặc máy thái mỳ thành từng sợi nhỏ.
Việc tráng mì thủ công là cách để giữ nét truyền thống của nghề mì Quảng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.