Hiện trạng xuống cấp của cầu Long Biên trước khi cải tạo, sửa chữa

Chủ nhật, ngày 13/10/2024 09:44 AM (GMT+7)
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa trình UBND TP.Hà Nội dự án nghiên cứu, sửa chữa cầu Long Biên trong giai đoạn ngắn hạn.
Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 2.

Theo đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, hiện trạng cầu Long Biên do Bộ Giao thông vận tải quản lý chủ yếu phục vụ vận hành đường sắt quốc gia. Năm 2023, Đại sứ quán Pháp có Thư ngỏ với UBND TP.Hà Nội, hỗ trợ thành phố khoảng 700.000 EURO để tư vấn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nghiên cứu phương án cải tạo, sửa chữa cầu Long Biên. Ảnh Lê Bích.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 3.

Dự án bao gồm 3 phần. Phần thứ nhất là khảo sát, đánh giá hiện trạng cầu Long Biên; thứ hai là khuyến cáo những chi tiết, hạng mục, cần sửa chữa trong giai đoạn ngắn hạn; thứ ba là quản lý, khai thác sau khi không còn phục vụ đường sắt quốc gia và bàn giao cầu lại cho TP.Hà Nội. Trên cơ sở những nội dung thống nhất đó, TP.Hà Nội đã giao Sở Giao thông vận tải Hà Nội ký kết biên bản ghi nhớ vào đầu năm 2024. Đây là khoản hỗ trợ không hoàn lại của cơ quan Pháp.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 4.

Hiện nay, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã chính thức trình Sở KH&ĐT, UBND TP.Hà Nội xem xét phê duyệt dự án.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 5.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, hiện mặt đường dành cho xe đạp và xe máy không bằng phẳng, xuất hiện nhiều "ổ gà". Trên cầu còn xuất hiện nhiều đoạn bị lồi, lõm sâu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 6.

Lực lượng chức năng phải đặt nhiều biển cảnh báo để người dân di chuyển qua cần chú ý quan sát.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 7.

Theo người dân, mỗi lần các phương tiện qua lại, bề mặt cầu rung lắc mạnh tạo cảm giác bất an cho người tham gia giao thông, đặc biệt vào khung giờ cao điểm, lưu lượng xe đi lại đông.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 8.

Ngoài ra, các khung thép, lan can, hàng rào chắn đã bị hoen gỉ, hao mòn và cong vênh qua thời gian. Thành bê tông bong tróc, vỡ nhiều chỗ, lộ ra cốt thép bên trong. Di chuyển trên cầu, có thể thấy một số lỗ hổng to xuất hiện, đứng từ trên cầu có thể nhìn xuyên qua dòng nước sông Hồng phía dưới. Bên cạnh đó, các trụ gỗ đỡ đường ray cũng đã xuống cấp dù đã được thay thế, sửa chữa nhiều lần.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 9.

Những miếng bê tông trên phần đường dành cho người đi bộ hai bên thành cầu cũng bị nứt vỡ.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 10.

122 năm khai thác, cầu Long Biên xuất hiện những vết sụt lún, những mảng vỡ và lỗ hổng, vết nứt dài thấy rõ được nước dưới lòng sông Hồng.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 11.

Hằng ngày, lưu lượng phương tiện di chuyển qua cầu Long Biên rất nhiều. Qua nhiều lần sửa chữa, cây cầu vẫn không thể khắc phục được tình trạng mấp mô ở mặt cầu.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 12.

Cầu Long Biên Hà Nội được chính quyền Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898 với mục đích kết nối giao thông, dễ dàng khai thác thuộc địa. Cầu hoàn tất quá trình xây dựng sau hơn 3 năm với tên gọi ban đầu là Paul Doumer. Tên cầu Long Biên ngày nay do Thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai đặt lại vào năm 1945.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 13.

Hiện nay, Hà Nội xây dựng thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân như: cầu Chương Dương, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy. Tuy nhiên, cầu Long Biên là cây cầu duy nhất hơn 122 năm tuổi, có tuyến đường sắt đi xuyên qua khu phố cổ sầm uất. Ngoài ra, Cầu Long Biên còn kết nối 3 quận của Hà Nội: Hoàn Kiếm, Ba Đình và Long Biên.

Cận cảnh cầu Long Biên trước phương án cải tạo, sửa chữa của Hà Nội - Ảnh 14.

Cầu Long Biên được thiết kế theo kiểu có rầm chìa mà công ty Daydé & Pillé áp dụng lần đầu tiên cho cây cầu ở Tobiac (Paris) trên tuyến đường sắt Paris-Orleans của nước Pháp. Cầu có chiều dài là 1.862m, gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn xây bằng đá.

 

Thanh Tâm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem