Quyền Chủ tịch tỉnh Quảng Trị: “Phải đoàn kết như anh em một nhà, đưa tỉnh Quảng Trị mới vươn lên”
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam nhấn mạnh, phải có khát vọng, đoàn kết anh em một nhà, cùng đưa tỉnh Quảng Trị mới vươn lên.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nổi tiếng bởi sự tàn bạo, lòng mộ đạo cực đoan và những cuộc chinh phạt bất tận, Aurangzeb vừa đưa đế chế Mughal lên đỉnh cao, vừa đặt nền móng cho sự sụp đổ của chính đế chế.
Ở thời kỳ cực thịnh dưới sự dẫn dắt của Aurangzeb, đế chế Mughal kiểm soát hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ với diện tích 4 triệu km2, khoảng 150 triệu người sinh sống với nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau.
Sinh ngày 3/11/1618, Aurangzeb là con trai thứ ba của thái tử Khurram – người sau này trở thành hoàng đế Shah Jahan – và hoàng hậu Mumtaz Mahal, người phụ nữ đã truyền cảm hứng để chồng xây lăng mộ vĩ đại Taj Mahal (công trình nổi tiếng ở Ấn Độ ngày nay).
Ngay từ thuở nhỏ, Aurangzeb đã sống trong môi trường tranh giành quyền lực gay gắt giữa các hoàng tử. Khi ông mới 4 tuổi, cha ông – thái tử Khurram – nổi dậy chống lại ông nội là hoàng đế Jahangir vì nghi ngờ người kế vị sẽ là một người em cùng cha khác mẹ được hậu cung nâng đỡ. Cuộc nổi loạn kéo dài suốt bốn năm nhưng kết thúc bằng thất bại, và Aurangzeb cùng một người anh bị ông nội giữ lại như con tin chính trị để kiểm soát cha mình.
Tuy nhiên, sau khi Jahangir đột ngột qua đời vào năm 1627, cục diện chính trị thay đổi. Thái tử Khurram nhanh chóng giành thế thượng phong trước các hoàng thân khác, nhờ vào sự hậu thuẫn của quân đội trung thành và ảnh hưởng trong triều. Ông lên ngôi vào năm 1628 với vương hiệu Shah Jahan, nghĩa là “Vua của Thế giới”. Dù từng bị thất sủng, ông đã khéo léo tận dụng thời cơ để củng cố quyền lực, đồng thời loại bỏ các đối thủ trong gia tộc.
Từ đây, Aurangzeb được đoàn tụ với gia đình tại Agra và bắt đầu quá trình giáo dục nghiêm khắc, bao gồm binh pháp, trị quốc và kinh Koran, nhằm chuẩn bị cho tương lai hoàng tộc. Thế nhưng Shah Jahan lại ưu ái người con cả Dara Shikoh – một hoàng tử phóng khoáng, có tư tưởng khoan dung và ham học triết lý Hindu – khiến các hoàng tử khác, trong đó có Aurangzeb, cảm thấy bị gạt ra bên lề việc kế vị.
Năm 1633, Aurangzeb gây chấn động triều đình khi dũng cảm lao ra ngăn một con voi đang nổi điên, cứu nguy cho cả hoàng gia. Hành động anh dũng ấy giúp ông được trao quyền chỉ huy một đạo quân lớn, và sau đó trở thành tổng trấn xứ Deccan ở miền Nam.
Tuy nhiên, năm 1644, khi một người chị của ông chết cháy, Aurangzeb bị chỉ trích vì không về kịp dự tang lễ. Shah Jahan tức giận cách chức ông và dần xa lánh. Quan hệ cha con trở nên rạn nứt rõ rệt.
Bất chấp thất sủng, Aurangzeb vẫn chứng minh được tài năng khi được điều đi trấn giữ các vùng trọng yếu như Gujarat, Balkh (Afghanistan) và Deccan. Tuy vậy, thất bại trong chiến dịch chiếm Kandahar năm 1652 khiến ông bị triệu hồi về kinh đô.
Kandahar vào thời điểm năm 1652 nằm dưới sự kiểm soát của đế chế Safavid (Ba Tư). Shah Jahan từng chiếm Kandahar vào năm 1638. Tuy nhiên, đến năm 1649, người Safavid dưới quyền vua Shah Abbas II đã tái chiếm thành phố này.
Cuộc chiến máu lạnh giành ngai vàng
Khi Shah Jahan lâm bệnh vào cuối năm 1657, các hoàng tử bắt đầu tranh giành ngôi báu. Hoàng tử cả Dara Shikoh – con trai được vua cha yêu quý nhất – nổi lên như ứng viên hàng đầu. Với tư cách là thái tử, Dara không chỉ ở bên cạnh vua cha tại Agra mà còn nắm quyền điều hành triều chính với tư cách nhiếp chính, điều hành cả bộ máy quan lại và quân sự ở trung tâm đế quốc.
Mặc dù Dara có trong tay lực lượng triều đình trung thành, đặc biệt là ở vùng trung tâm, nhưng không kiểm soát được quân đội ở các vùng trọng yếu như Bengal, Gujarat và Deccan, nơi mà các em trai Shuja, Murad và Aurangzeb đang trấn giữ với quân lực riêng biệt.
Aurangzeb khéo léo liên minh với em út Murad, thuyết phục rằng sẽ giúp Murad lên ngôi để đổi lấy việc được hành hương đến Mecca.
Nhưng đó chỉ là mưu kế. Khi Dara bị đánh bại và bị đưa về Agra, Aurangzeb đã ra lệnh hành quyết người anh cả vì tội bỏ đạo, thậm chí còn gửi đầu Dara cho cha đang bị quản thúc trong hoàng cung. Murad, đồng minh cũ, cũng bị xử tử năm 1661 sau khi bị buộc tội giết người. Shah Jahan thì bị giam lỏng suốt 8 năm trong pháo đài Agra, ngày ngày nhìn về phía lăng mộ Taj Mahal của người vợ quá cố.
Từ năm 1658, Aurangzeb chính thức trở thành hoàng đế của Đế chế Mughal. Với 48 năm trị vì, Aurangzeb đưa Đế chế Mughal đạt tới sự trỗi dậy mạnh mẽ, nhưng cũng là sự khởi đầu khiến đế chế rơi vào khủng hoảng sâu sắc.
Di sản trái chiều
Là một tín đồ Sunni chính thống, Aurangzeb xóa bỏ chính sách khoan dung tôn giáo của các đời tiền nhiệm. Âm nhạc, khiêu vũ bị cấm tuyệt vào năm 1668. Các đền thờ Hindu bị phá hủy, người truyền giáo Cơ Đốc bị bắt làm nô lệ, thuế đánh lên người không theo Hồi giáo được tái áp đặt.
Sự đàn áp này khiến các cộng đồng Hindu, Sikh và cả một số nhóm Hồi giáo bất mãn. Các cuộc nổi dậy bùng phát khắp nơi – từ người Sikh ở Punjab đến quân Hindu ở Deccan. Đặc biệt, cuộc nổi dậy của người Pashtun gốc Afghanistan giai đoạn 1672–1674 làm đứt gãy tuyến thương mại phía bắc, vốn là huyết mạch của đế chế.
Dù vẫn phụ thuộc vào các võ sĩ Hindu Rajput để duy trì lực lượng quân sự, Aurangzeb đã tạo ra rạn nứt không thể hàn gắn. Họ không phản loạn khi ông còn sống, nhưng đã nổi dậy ngay sau khi ông qua đời.
Ngày 3/3/1707, Aurangzeb trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 88. Ông để lại một đế chế vừa mở rộng chưa từng có, nhưng bắt đầu mục ruỗng từ bên trong. Con trai ông – Bahadur Shah I – không đủ khả năng kiểm soát tình hình. Đến năm 1858, đế chế từng hùng mạnh bị người Anh xóa sổ, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ Mughal trong lịch sử của Ấn Độ và Pakistan.
Anh hùng ở Pakistan, “bạo chúa” trong lịch sử Ấn Độ
Hình ảnh về hoàng đế Aurangzeb – vị vua vĩ đại cuối cùng của đế chế Mughal – hoàn toàn trái ngược trong lịch sử Ấn Độ và Pakistan. Với người Pakistan, ông là một chiến binh Hồi giáo vĩ đại, một nhà cai trị mộ đạo, kiên cường bảo vệ và mở rộng đế chế. Nhưng ở Ấn Độ, ông bị xem là biểu tượng của sự tàn bạo, giáo điều và là người gieo mầm cho sự sụp đổ của triều đại Mughal.
Ở Pakistan, hình ảnh Aurangzeb gắn liền với việc khôi phục trật tự Hồi giáo và bành trướng lãnh thổ. Ông được mô tả là một tín đồ sùng đạo, đã thanh lọc triều đình khỏi những ảnh hưởng xa rời giáo lý. Việc ông cấm âm nhạc và khôi phục thuế jizya – loại thuế truyền thống đánh vào người không theo Hồi giáo – được xem là hành động nhằm đưa vương triều trở lại đúng “quỹ đạo thần thánh”. Trong khi những hoàng đế như Akbar bị đánh giá tiêu cực vì theo đuổi các tư tưởng tổng hợp tôn giáo như Dini-Ilahi, thì Aurangzeb được tôn vinh vì từ chối thỏa hiệp với những quan niệm bị coi là sai lạc. Ông trở thành biểu tượng của một “đế chế Hồi giáo thuần túy”, phù hợp với tinh thần quốc gia Pakistan hiện đại được xây dựng trên nền tảng Hồi giáo.
Ngược lại, trong lịch sử Ấn Độ, Aurangzeb là lãnh đạo chuyên chế, làm đảo lộn truyền thống khoan dung tôn giáo được vun đắp từ thời Akbar đại đế. Việc tái áp dụng thuế jizya, đàn áp các tín ngưỡng phi Hồi giáo và phá hủy các đền thờ Hindu bị xem là hành động khơi dậy xung đột cộng đồng. Ông còn ra lệnh hành quyết Guru Tegh Bahadur – vị đạo sư thứ 9 của đạo Sikh – vì bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người Hindu Kashmir, châm ngòi cho hàng loạt cuộc chiến khốc liệt giữa giáo phái Sikh và quân đội Mughal.
Không chỉ với các tôn giáo khác, Aurangzeb còn gây chia rẽ ngay trong nội bộ Mughal khi thẳng tay sát hại các anh em ruột để giành ngôi. Những hành động này khiến ông bị xem là kẻ tiếm quyền đầy mưu mô, không có chính danh kế vị.
Từ góc nhìn của Ấn Độ, triều đại của Aurangzeb – dù là thời kỳ mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ nhất – lại được xem là khởi đầu cho sự suy tàn. Những cuộc chiến liên miên ở cao nguyên Deccan (miền trung nam Ấn Độ ngày nay) và sự đàn áp trong nước khiến đế chế kiệt quệ. Ngay sau khi ông qua đời, đế chế bắt đầu tan rã. Chỉ 30 năm sau, thủ đô Delhi đã bị quân Ba Tư cướp phá, mở đầu cho thời kỳ suy yếu không thể cứu vãn.
Sự khác biệt trong cách nhìn về Aurangzeb phản ánh hai tư tưởng lịch sử đối lập: trong khi Pakistan đề cao tính thuần Hồi giáo và tinh thần chiến đấu vì đạo, thì Ấn Độ hiện đại lại đặt trọng tâm vào sự đa nguyên và hòa hợp tôn giáo.
Triều đình nhà Lê bị chúa Trịnh lộng quyền, Nguyễn Đình Đắc cho rằng khi nhà Lê không còn thì dòng dõi chúa Nguyễn Hoàng có thể kế nghiệp vua Lê. Sau đó, Nguyễn Đình Đắc đã quyết định đầu quân cho chúa Nguyễn Phúc Ánh...
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam nhấn mạnh, phải có khát vọng, đoàn kết anh em một nhà, cùng đưa tỉnh Quảng Trị mới vươn lên.
Tại phiên tòa xét xử vụ án sai phạm xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) Quốc gia giai đoạn 2019 – 2023, TAND TP.HCM đã tiến hành phần xét hỏi các bị cáo, mở đầu là ông Hoàng Quốc Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm. Ông Hùng khai: "Nhận hối lộ gần 39 tỷ đồng vì áp lực nợ nần".
Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo, một con dugong (hay còn gọi là con bò biển, con cá cúi) lại xuất hiện ngay sát bờ biển Côn Đảo, hòn đảo sắp trở thành một đặc khu của TP.Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương.
Ngay sau khi chính quyền các cấp đi vào hoạt động, các bộ ngành cũng phải hoàn thành việc bố trí vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng, chậm nhất đến ngày 1/7/2027. "Điều quan trọng nhất khi xây dựng vị trí việc làm là phải hoàn thành sắp xếp bộ máy, cho chạy thử sau đó mới xác định được ai ngồi vị trí việc làm nào...", chuyên gia nói.
Các đối tượng hối lộ cán bộ Viện pháp y tâm thần Trung ương để được ở phòng riêng, ăn chơi, sử dụng ma túy ngay trong cơ sở điều trị. Thậm chí có đối tượng còn đi nghỉ mát cùng cán bộ cả Khoa của Viện Pháp y tâm thần Trung ương.
Bỏ lại sau lưng vị trí giám đốc nhà máy của Công ty CP Lilama 69-3, anh Phạm Đình Chỉnh (sinh năm 1979), ở thôn Khuông Phụ, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc (Hải Dương) trở về quê, khởi nghiệp với nghề nuôi gà.
Gói viện trợ 5 tỷ euro của Đức đã trực tiếp tài trợ cho chương trình phát triển tên lửa đạn đạo siêu vượt âm nội địa Hrim-2 của Ukraine – loại vũ khí có đầu đạn gấp đôi ATACMS của Mỹ, cho phép phá hủy các boong-ke kiên cố của Nga ở khoảng cách tới 300km phía sau tiền tuyến.
Mặt đường lầy lội, bùn đất dày đặc, xe máy khó di chuyển, đó là thực trạng trên tuyến đường bờ Bắc kênh Rạch Nổ, huyện Bến Lức (Long An) sau nhiều tháng thi công dang dở. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và sinh hoạt của hàng trăm hộ dân trong khu vực.
Dù đối diện với nhiều khó khăn, báo cáo của Habeco cho thấy các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính có sự tăng trưởng đáng ghi nhận.
Từ sáng nay (23/6), tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã diễn ra chương trình Ngày hội Việc làm, với sự tham gia của 37 doanh nghiệp, 41 gian hàng tuyển dụng. Theo thống kê sơ bộ, có ít nhất 3.000 vị trí việc làm dành cho sinh viên tại Ngày hội.
Nam thanh niên ở tỉnh Khánh Hòa bị công an tạm giữ để điều tra về hành vi tấn công, hành hung nhân viên y tế.
Dù không có giấy phép sản xuất mỹ phẩm, bà H. vẫn tự đặt in bao bì, chai lọ, mua kem nền không rõ nguồn gốc để san chiết, sản xuất mỹ phẩm mang thương hiệu riêng.
Trần Đức Dũng là thủ môn sở hữu chiều cao 1m80, đã cùng Thép xanh Nam Định vô địch V.League 2 mùa giải liên tiếp.
Mặc dù mới bước vào đầu vụ, nhưng trên nhiều cánh đồng ở tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện tình trạng ốc bươu vàng tấn công phá hoại nhiều diện tích lúa hè thu. Bà con nông dân đang áp dụng nhiều biện pháp để diệt ốc, đảm bảo sự sinh trưởng của cây lúa.
Người đàn ông lớn tiếng "mày biết tao là ai không?" rồi cùng con trai hành hung nam thanh niên sau va chạm giao thông ở TP Bắc Giang được xác định là ông N.N.M., 48 tuổi, trú tại phường Xương Giang, Bắc Giang.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Khu đô thị sinh thái kết hợp công viên chuyên đề tại phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả.
Sáng 23/6, Sở GDĐT TP.HCM đã chính thức công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2025, đồng thời hé lộ hai thủ khoa xuất sắc nhất kỳ thi năm nay. Cả hai thí sinh đều đạt tổng điểm 28,75 ở ba môn thi bắt buộc.
Hành động thù địch của Israel và Mỹ nhằm vào Iran là vô căn cứ và không thể biện minh được - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi ngày 23/6, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với Tehran.
Chung kết Miss Earth Vietnam 2025 (Hoa hậu Trái đất Việt Nam) quy tụ nhiều người đẹp có thành tích nổi bật như: Bùi Lý Thiên Hương, Ngô Thị Trâm Anh, Trần Nhật Lệ...
Cảng hàng không quốc tế Vinh sẽ ngừng hoạt động từ 1/7 đến hết 31/12 để phục vụ thi công. Cảng hàng không quốc tế Vinh ngừng hoạt động suốt 6 tháng sẽ có những tác động không nhỏ đến ngành du lịch ở tỉnh Nghệ An.
Vì rừng, từng có hơn 60 người dân ở xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) vướng vào vòng lao lý, bị truy tố ra trước tòa về tội "hủy hoại rừng”. Và cũng từ rừng, cuộc sống của người dân Thầm Luông đã được hồi sinh...
TP.HCM sẽ tạm thời hạn chế giao thông trên một số tuyến đường trung tâm để phục vụ công tác tổ chức các hoạt động trọng điểm chào mừng 327 năm hình thành Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM (1698 - 2025) và 49 năm ngày TP.Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 - 2/7/2025).
Đại diện Liên Đoàn lao động tỉnh Khánh Hòa cho biết, Công ty Mai Linh Nha Trang đã nợ lương, bảo hiểm xã hội của các tài xế taxi kéo dài nhiều năm qua khiến nhiều người bức xúc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình (sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh) và các cơ quan có liên quan nghiên cứu kiến nghị của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường về dự án sân bay Ninh Bình.
Thủ tướng vừa đưa ra hàng loạt chỉ đạo đối với điều hành kinh tế trong nước trước bối cảnh xung đột tại Trung Đông giữa Israel - Iran có dấu hiệu gia tăng, Mỹ tấn công tên lửa vào một số hạ tầng quan trọng của đất nước hồi giáo này.
Bước vào mùa hè rực rỡ, Cà Phê Ông Bầu chính thức ra mắt bộ sưu tập thức uống mới, mang đến trải nghiệm tươi mát và đầy cảm hứng cho người yêu thích sự mới lạ.
Điểm chuẩn vào lớp 6 trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa năm học 2025-2026 đã chính thức được công bố chiều ngày 23/6, đạt mức 73,25/100, tăng gần 6 điểm so với năm trước.
Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với “nhà kiến tạo” hệ sinh thái công nghệ bất động sản thông minh Meey Group.
Với ba giải thưởng quốc tế vừa được trao cho các sản phẩm sữa chua TH true YOGURT tại Global Brand Awards 2025 (Dubai – 13/6/2025), Tập đoàn TH đang viết tiếp hành trình đưa thực phẩm sạch Việt Nam vươn tầm thế giới.
Mùa hè không chỉ là mùa của những xúc cảm rực rỡ mà còn là thời điểm lý tưởng chuẩn bị cho hành trình mới mang tên “mùa chung đôi”. Đón đầu nhu cầu trang sức trước mùa cưới 2025, DOJI và Thế Giới Kim Cương mang đến chương trình ưu đãi “Săn mùa vàng rực rỡ” cùng cơ hội sở hữu chuyến du lịch Thượng Hải hấp dẫn.