Câu chuyện về thái giám trong cung đình cổ xưa vốn nay vẫn luôn thu hút bạn đọc. Từ trong những ghi chép lịch sử để lại, từ những cuốn tiểu thuyết, những bộ phim chuyển thể, nhân vật thái giám luôn để lại cho người xem nhiều thắc mắc. Họ phục vụ vô số phi tần trong hậu cung cả ngày và đêm, chắc hẳn mọi người đều hỏi liệu họ có mệt không? Họ không cần nghỉ ngơi sao? Tất nhiên họ cần nghỉ ngơi, nhưng làm sao họ có thể giữ được tỉnh táo ngay cả khi phải làm việc suốt đêm. Hôm nay, ký ức của một hoạn quan cuối cùng triều đại nhà Thanh sẽ cho chúng ta thấy những bí mật bất ngờ trong những vương triều cổ đại.
Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan cuối cùng của triều đại nhà Thanh đã trở thành "nhân chứng lịch sử sống" duy nhất. Ông đã trải qua sự suy tàn của triều đình cuối cùng và chứng kiến sự sụp đổ của triều đại cuối cùng, ông là Tôn Diệu Đình.
Tôn Diệu Đình xuất thân bần hàn trong một gia đình vô cùng nghèo. Cả gia đình ông chỉ sống dựa vào một mảnh đất vô cùng nhỏ. Thời điểm đó, trong làng có một vị gia sự dạy học tư thục, gia cảnh khá giả, nhà có nhiều mẫu ruộng. Để duy trì cuộc sống, cha của Tôn Diệu Đình đã giúp vị gia sư này cày ruộng, còn mẹ ông thì giúp việc nấu ăn.
Vì không có nguồn thu nhập nên gia đình Tôn Diệu Đình thậm chí không thể giải quyết được cái ăn, cái mặc. Cha mẹ của ông buộc phải xin ăn kiếm sống hàng ngày ở ngoài đường. Cũng chính bởi gia cảnh nghèo khó này đã đẩy Tôn Diệu Đình đến con đường làm thái giám trong cung để đổi lại của cải và nguy cơ mất trắng. Cha m ẹ của ông khi đó cũng đồng ý việc này.
Cha của Tôn Diệu Đình đã "tịnh thân" cho ông tại nhà. Sau khi thực hiện, Tôn Diệu Đình đã hôn mê ba ngày ba đêm. Tuy nhiên, khi Tôn Diệu Đình tỉnh dậy, thì thành Vũ Xương đã thay đổi, và Hoàng đế nhà Thanh là Phổ Nghi vừa lúc đã ký một "sắc lệnh thoái vị" tuyên bố thoái vị. Điều này đồng nghĩa với sự diệt vong của nhà Thanh.
Mặc dù nhà Thanh suy sụp, nhưng các vị quý tộc khi đó vẫn cần thuộc hạ. Phổ Nghi và các thê thiếp của mình, những người sống trong Tử Cấm Thành, vẫn có một cuộc sống xa hoa. Không lâu sau, được sự giới thiệu của thái giám Hạ Đức Nguyên, Tôn Diệu Đình vào cung và trở thành một thái giám sơ cấp. Khi đó, Tôn Diệu Đình mới mười lăm tuổi. Với tư cách là một "đệ tử", ông đã đi theo thái giám Lưu, đối xử với "sư phụ" của mình hết lòng, giúp ông mang thức ăn và chăm sóc ông hết mức có thể.
Hàng ngày dù phải làm những công việc bẩn nhất, khó nhất và mệt mỏi nhất, nhưng để sinh tồn,Tôn Diệu Đình không ngại khó, không ngại mệt. Khi đó, chủ nhân chưa từng dạy cho ông quy tắc sinh hoạt trong cung. Tôn Diệu Đình chỉ có thể tự mình quan sát và đúc kết kinh nghiệm bản thân.
Vào thời điểm đó, các thái giám không được nghỉ vào buổi trưa, vì vậy khi các phi tần đang ngủ, họ phải cung kính đứng ở cửa để có thể túc trực bất cứ khi nào cần. Tuy nhiên, thái giám cũng là những người bình thường, đôi khi rất mệt mỏi và buồn ngủ. Nếu thái giám hoặc cung nữ hơi chểnh mảng, ngủ gật, lười biếng thì họ lập tức sẽ bị đánh đập, chửi mắng, hoặc bị phán tội chết.
Vào thời điểm đó, các quý tộc trong hoàng cung coi mạng sống của những người hầu hay nô bộc như bùn đất. Để được hầu hạ trong cung, Tôn Diệu Đình thường xuyên phải véo đùi mình mỗi khi ông buồn ngủ, nhưng đều vô ích. Cuối cùng, khi Tôn Diệu Đình phát hiện ra rằng Sư phụ không bao giờ để ông ta chạm vào giày của mình, anh bất giác nghĩ rằng "bí mật" phải được giấu trong đôi giày của Sư phụ. Để có được "bí kíp" của Sư phụ, anh liền tìm cách chiêu đãi Sư phụ bằng mỹ tửu và thức ăn ngon.
Sau khi ngà ngà say, ông cởi giày của sư phụ ra thì phát hiện bên trong giấu một chiếc ké đầu ngựa (tên hán việt là thương nhĩ – một loài thực vật họ cúc). Thì ra sư phụ của ông đã dựa vào cái này để luôn duy trì được tinh thần tỉnh táo. Từ đó trở đi, nhờ bí kíp này của sư phụ, ông luôn trong trạng thái tỉnh táo, cuối cùng trở thành thái giám cao cấp trong hậu cung. Tất nhiên, có được vị trí này cũng liên quan rất nhiều đến trí thông minh của Tôn Diệu Đình, ông ấy luôn làm việc không ngại khó khăn.
Sau đó, Tôn Diệu Đình cũng chỉ bảo cho những thái giám và cung nữ khác phương pháp này. Địa vị của ông từ đó không ngừng thăng tiến, trở thành quản gia cao cấp của thái giám và cung nữ trong cung.Có thể nói, Tôn Diệu Đình từ một thái giám cấp thấp xuất thân hèn mọn, được vào trong cung làm những công việc từ nhỏ nhặt tới khi trở thành người cai quản nô bộc, cung nữ chốn hậu cung – Đây chắc chắn là một thành tích xuất sắc không phải ai cũng làm được. Ông đã trở thành một tàn tích đặc biệt, một phần sống của lịch sử Trung Hoa được thừa nhận và được tôn trọng. Tôn Diệu Đình đã qua đời vào năm 1996.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.