Khác biệt của doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp công nghệ số nước ngoài
Khác biệt của doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp công nghệ số nước ngoài
Khải Phạm
Thứ tư, ngày 07/12/2022 06:50 AM (GMT+7)
Đó là vấn đề băn khoăn của Ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT&TT trong buổi Họp báo thông tin về Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2022 mới diễn ra.
1.400 doanh nghiệp Việt đã có sản phẩm kinh doanh ở nước ngoài
Trong buổi Họp báo thông tin về Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2022 mới diễn ra, rất nhiều vấn đề được những nhà chuyên môn quan quan về sự phát của doanh nghiệp số Việt Nam.
Tại buổi Họp báo, ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT&TT Bộ TT&TT cho biết: "Hiện nay, đã có 1.400 doanh nghiệp Việt có sản phẩm "Make in Việt Nam" bán ra ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, việc hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ đi nước ngoài của Việt Nam chưa đủ mạnh.
Đơn cử như như Cục xúc tiến CNTT của Hàn Quốc, mỗi năm có 3 tỷ USD trong hợp đồng thì họ có những chương trình quảng bá sản phẩm ra nước ngoài, có chi phí cho doanh nghiệp và các gian hàng ở Hội nghị quốc tế. Còn Việt Nam thì chưa có ngay được điều đó, nhưng trong thời sắp tới thì Cục Công nghiệp CNTT&TT sẽ phối hợp với Cục xúc tiến thương mại Bộ Công thương để dần dần cho các sản phẩm công nghệ số có mặt ở nước ngoài".
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa cung cấp thông tin thêm, trước đây doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chỉ làm được một công đoạn nhỏ của sản phẩm theo đặt hàng của đối tác nước ngoài. Theo số liệu thống kê gần đây, hiện nay có 50 - 60% các doanh nghiệp đã làm được toàn bộ sản phẩm. Nhờ đó, đối tác nước ngoài chỉ đưa "đề bài", còn donah nghiệp Việt đã làm toàn bộ từ thiết kế, lập trình, cung cấp phần cứng, nói chung là từ A-Z. Đây là xu thế mà Việt Nam đang dần từng bước nâng tầm của mình.
Doanh thu đối với đối tác nước ngoài trong lĩnh vực ICT và phần mềm trong năm 2022 ước tính 2,2 tỷ USD. Đối với phần cứng đồi hỏi đầu tư lớn và công nghệ cao. Điển hình như sản xuất chip thì hiện nay trên thế giới chỉ một số quốc gia làm được. Như một số quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia... thì họ chỉ làm một số công đoạn trong việc sản xuất chip và Việt Nam cũng nên học tập.
Cũng theo ông Nghĩa, với chủ đề "Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu," diễn đàn sẽ được tổ chức vào ngày 8/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) cũng sẽ đề cập đến giá trị của sản phẩm công nghệ Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Khác biệt của doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp công nghệ số nước ngoài
Khi được hỏi về kỳ vọng Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam năm 2022, Ông Nguyễn Thiện Nghĩa chia sẻ: "Từ góc nhìn của tôi, có thể lấy ví dụ từ thực tế những Starup ở Singapore và Starup Việt Nam có sự khác biệt rõ ràng. Doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ hỏi sản phẩm này bán được bao nhiêu? Còn doanh nghiệp Singapore sẽ hỏi sản phẩm này có bán được ở thị trường thế giới không?". Đó là sự khác nhau cơ bản của những doanh nghiệp và nước ngoài về tư duy bán hàng.
Ông Nghĩa cũng mong muốn Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số năm 2022, các sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam sẽ xem thị trường thế giới là nơi cung cấp sản phẩm của mình. Khi chúng ta bước ra một sân chơi lớn, thua thì thua nhanh, thắng cũng thắng nhanh hoặc biết được mức độ cần cố gắng để phát triển và tồn tại lâu dài ở đâu.
Quá đó, có thể thấy tư duy của doanh nghiệp hay các Starup Việt đang có sự khác biệt lớn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi các doanh nghiệp Việt mong muốn bán nhiều sản phẩm công nghệ ở 1 thị trường nhất định thì doanh nghiệp nước ngoài muốn phát triển và phổ cập sản phầm của mình đến càng nhiều thị trường trên thế giới càng tốt.
Về chính sách dành cho các doanh nghiệp ngành CNTT, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT&TT có những chia sẻ thẳng thắng trong buổi họp.
Theo đó, ngành CNTT luôn được nhà nước có những chính sách ưu đãi cao nhất từ trước đến giờ. Đơn cử là chính sách về công nghệ phần mềm, các doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực phần mềm sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm đầu tiên và giảm 50% thuế thu nhập trong 9 năm tiếp theo. Đây là ưu đãi mà không nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng cho các doanh nghiệp phần mềm mới thành lập.
Đối với doanh nghiệp sản xuất phần cứng, miễn thuế linh kiện nhập khẩu cho mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị dùng để sản xuất các linh kiện phần cứng.
Tại các khu CNTT tập trung, doanh nghiệp công nghệ số còn được hưởng ưu đãi thuê mặt bằng. Ngoài ra, tại các khu CNTT tập trung, doanh nghiệp còn được sử dụng chung các trung tâm dữ liệu và tiếp xúc với hệ sinh thái cộng đồng trong khu tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.