Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết" ở ngoại thành Hà Nội

Thứ hai, ngày 20/11/2023 13:05 PM (GMT+7)
Suốt 16 năm qua, cô Lê Thị Hòa cùng đồng nghiệp tại Trường Tiểu học Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) miệt mài gieo chữ, mang đến ánh sáng tri thức và niềm vui cho những trẻ em bị khuyết tật không thể đến trường.

Video: Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết" ở ngoại thành Hà Nội.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 2.

Suốt 16 năm nay, những người dân ở thôn Đông Cựu (xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã quen với việc mỗi cuối tuần, chùa Hương Lan lại vang lên những tiếng ê a đánh vần, đọc kinh Phật. Đó là từ lớp học và cũng là tổ ấm của hơn 80 em học sinh mắc những hội chứng bệnh đặc biệt đến từ nhiều vùng quê ngoại thành Hà Nội.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 3.

Ban đầu các em học sinh học tại phòng khách trong chùa với diện tích khoảng 25 m2, học sinh chủ yếu là con em của các gia đình tại xã Đông Sơn. Sau một thời gian mở lớp, học sinh đến học ngày càng đông nên nhà chùa đã cho xây dựng phòng học mới rộng khoảng 100 m2 khá khang trang, sạch đẹp với đầy đủ bàn ghế, bảng viết, tủ để sách vở.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 4.

Năm học này, lớp học tình thương đón 82 học sinh bị nhiều khiếm khuyết, tật nguyền đến từ các địa phương, với độ tuổi khác nhau. Trong đó, các học sinh chưa biết chữ được xếp chung lớp để học kiến thức lớp 1; những học sinh đã biết chữ học chung một lớp, học chương trình từ lớp 2 đến lớp 5.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 5.

Cô Lê Thị Hòa chia sẻ: “Năm 2007, trong một lần lên chùa làm lễ thấy cảnh chùa đẹp và rộng rãi thoáng mát, yên tĩnh tôi mạnh dạn xin sư thầy Thích Đàm Tiền, trụ trì chùa Hương Lan, cho mượn địa điểm để mở lớp tình thương dạy cho trẻ khuyết tật và con em hộ nghèo giúp cho những đứa trẻ thiệt thòi nuôi ước mơ đi học. Ngày 14/9/2007, lớp học tình thương đã chính thức khai giảng”.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 6.

“Khi mới đến đây, mỗi bạn một dạng khuyết tật, trình độ nhận thức khác nhau và hầu hết đều không tự tin. Tuy nhiên hiện tại các em có thể cộng trừ nhân chia. Có ai hỏi chúng tôi được gì khi dạy các con, chúng tôi được nhiều chứ, đó là tình cảm mà các con dành cho chúng tôi. Thực sự, các con của tôi cần gì, tôi vẫn nói đó là sự yêu thương”, cô Hòa tâm sự.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 7.

Em K, 30 tuổi, xã Đông Sơn (Chương Mỹ) sau khi học tại đây được hơn 1 năm đã có thể tự viết.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 8.

Có nhiều gia đình ở cách xa 30 km, khi biết có trường đã đưa con em đến học.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 9.

Trong khi các con học tập, cha mẹ cảm thấy rất hạnh phúc khi thấy con cái được học tập, vui chơi với bạn bè. Bà Nguyễn Thị Thạo, có con đang học tại đây chia sẻ: "Con tôi vào đây học từ lúc còn bé, lúc ấy cháu không biết gì. Ở đây học, các cháu được học, được ăn, được chơi, các cô rất yêu thương và các cháu luôn mong ngóng được đến lớp”.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 10.

Để dạy được các con biết mặt chữ, biết tính toán và biết những lễ nghĩa thông thường có khi cô Hòa phải mất cả tháng, thậm chí lâu hơn.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 11.

Hiện tại, bên cạnh cô Hòa còn có 7 cô giáo tham gia giảng dạy, trong đó 3 cô đã nghỉ hưu. Cô Đỗ Thị Nhàn chia sẻ: "Với tình thương yêu các cháu khuyết tật, tôi đã tham gia giảng dạy lớp học từ khi chưa nghỉ hưu. Cho đến nay, cứ cuối tuần tôi vẫn đạp xe đến chùa để giảng dạy cho các cháu", bà giáo Đỗ Thị Nhàn, nghỉ hưu 12 năm qua nhưng hàng tuần vẫn đến lớp, chia sẻ.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 12.

Các em vui chơi thoải mái sau những giờ học.

Lớp học đặc biệt của những "vầng trăng khuyết", ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 13.

Ròng rã 16 năm trời, lớp học tình thương của cô Hòa đã dần trở thành ngôi nhà thứ hai của các em nhỏ khuyết tật. Không một chút gượng ép, các em luôn háo hức đến cuối tuần để được tới lớp. Ở đó, các cô giáo ân cần như mẹ hiền, cầm tay chỉ từng nét bút cho các con tựa như những lớp vỡ lòng đã từng ở trong ký ức nhiều người.


Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem