Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi), nghề săn cá cảnh biển chỉ mới ra đời được 1 vài năm gần đây, số lượng người tham gia không nhiều, ước trên dưới chục người.
Vị trí là các khu vực rạng đá, san hô vùng ven bờ của đảo, với độ sâu từ 5-7m, vì vậy phương tiện chỉ là thuyền, thúng máy nhỏ còn dụng cụ khá đơn giản, gồm đồ lặn, lưới mắt nhỏ, cỡ đầu ngọn đũa, can nhựa đựng... là có thể hành nghề.
Trừ những hôm biển động, sóng to, nước đục, hàng ngày cứ tầm đầu giờ sáng, ngư dân đưa phương tiện chạy vòng quanh đảo, chọn vị trí rồi neo đậu phương tiện, bắt đầu chuyến săn tìm.
Không như đồng loại khác, nơi sinh sống của cá cảnh biển chủ yếu là ẩn nấp trong rạng đá, san hô và vùng có rong rêu vì vậy ngư dân phải thả lưới vây xung quanh để vây bắt.
Ngư dân Bùi Hải, bộc bạch: Loại cá cảnh biển bắt chủ yếu là theo đặt hàng của người mua, với đủ chủng loại màu sắc. Đối với vùng biển ở đảo Lý Sơn, phổ biến là các loại có tên gọi là bá tước, nẻ sọc, chim dù, nẻ ngòi bút, nẻ xanh... Tuỳ theo loại mà giá bán khác nhau, dao động từ vài chục ngàn đồng/con, đến 300-500.000 đồng/con.
Nói về thu nhập từ nghề này, số ngư dân tham gia không giấu giếm: Vì chủ yếu bắt theo đặt hàng nên thường không ổn định. Ít thì vài ba trăm ngàn/người/ngày, nhiều thì trên dưới 1 triệu đồng/người/ngày. Hôm nào may mắn bắt được loại độc, hiếm thì thu nhập khá hơn.
Tuy nhiên "luật bất thành văn" đối với số tham gia nghề này, đó là không bắt cá đang mang trứng, nhằm tránh và giảm thiểu việc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của loài cá sinh sống tại các khu vực rạng đá, san hô ven bờ của đảo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.