Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong bối cảnh các hãng hàng không Vietnam Airlines đang cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản, Bamboo Airways và Vietjet loay hoay cố gắng tối ưu hóa mọi hoạt động khai thác và duy trì hoạt động thông qua việc chuyển nhượng các tài sản và dự án đầu tư tài chính đã được tích lũy trong giai đoạn trước, nghịch lý ACV vẫn báo lãi lớn nhờ tiền gửi.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến, số lỗ của quý I/2021 của Vietnam Airlines sẽ ở mức 4.800 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines đang cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản. Trong khi các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỉ đồng của Chính phủ nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp, hoặc không gia hạn, cấp tiếp hạn mức tín dụng.
Trong khi đó, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (Mã: ACV) là doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất trong lĩnh vực hàng không dân dụng, kinh doanh độc quyền quản lý hệ thống 22 sân bay trải dài từ bắc chí nam, bao gồm 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không nội địa đang thể hiện là doanh nghiệp có nguồn thu lãi lớn.
Mặc dù bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thế nhưng báo cáo quý I/2021 của ACV vẫn cho thấy, ghi nhận doanh thu đạt 1.909 tỷ đồng và lãi ròng 864 tỷ đồng, giảm tương ứng 47% và 44% so với cùng kỳ. Đối với các lĩnh vực từ dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không, bán hàng của ACV đều giảm.
Dù chưa thể so với cùng kỳ 2020, nhưng hoạt động kinh doanh của hãng quản lý cảng hàng không này đã có sự cải thiện vượt bậc. Doanh thu và lợi nhuận của ACV đã tăng quý thứ ba liên tiếp và đây cũng là quý doanh nghiệp này báo lãi cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh từ quý II/2020.
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh của ACV có được tăng trưởng lại đến từ doanh thu hoạt động tài chính tăng 65,6% lên 901 tỷ đồng. Trong đó lãi từ tiền gửi hơn 476 tỷ đồng và lãi từ chênh lệch tỷ giá khoảng 423 tỷ đồng.
Cùng với đó, ACV luôn có một khoảng tiền mặt lớn trong cơ cấu tài sản của công ty. Tại thời điểm cuối quý I/2021, tổng tài sản của Cảng Hàng không Việt Nam là hơn 56.307 tỷ đồng. Trong đó, ACV có khoảng 32.200 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và gần 580 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn.
Mới đây tại, buổi họp báo 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Nguyễn Tuấn Anh cho biết, đã có ba ngân hàng SeABank, MSB, SHB, cam kết tài trợ cho Vietnam Airlines vay với tổng số tiền là 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN.
Các tổ chức tín dụng và Vietnam Airlines đang tích cực triển khai các thủ tục đàm phán, ký kết hợp đồng tín dụng để sớm giải ngân, dự kiến là vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.