Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo Công an tỉnh Nghệ An, sau một thời gian điều tra xác minh, sáng 4/8 đơn vị đã đồng loạt ra quân kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều cơ sở nuôi nhốt hổ trái phép trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành.
Trước đó, nhóm PV Báo Điện tử Dân Việt cũng đã thâm nhập, điều tra độc lập đường dây buôn bán động vật hoang dã, trong đó có hổ và cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng.
Tại cơ sở của Nguyễn Văn Hiền (SN 1982) và Hồ Thị Thanh (SN 1990) ở xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, lực lượng công an phát hiện, bắt quả tang chủ cơ sở này đang nuôi nhốt 14 cá thể hổ Đông Dương trưởng thành.
Cùng thời gian trên, lực lượng công an cũng bắt quả tang tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Định (SN 1971) ở xóm Phú Xuân, xã Đô Thành, Yên Thành đang nuôi nhốt 3 cá thể hổ Đông Dương. Tổng số có 17 cá thể hổ trưởng thành bị phát hiện, bắt giữ.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, để tránh không bị lực lượng chức năng phát hiện, các cá thể hổ này được vận chuyển bí mật từ Lào về khi còn nhỏ.
Chủ cơ sở đã xây dựng các hệ thống tầng hầm kín ngay trong khuôn viên, trung bình mỗi hầm có diện tích từ 80m2 đến 120m2 để nuôi nhốt. Tại thời điểm bắt giữ, mỗi cá thể hổ có trọng lượng từ 200kg đến 265kg.
Liên quan đến vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư Tp Hà Nội cho biết, hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã thuộc nhóm quý hiếm, nguy cấp đang được bảo tồn là hành vi vi phạm pháp luật.
Bởi vậy cơ quan điều tra bắt giữ, xử lý các đối tượng có liên quan là có căn cứ pháp luật.
"Căn cứ vào danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì hổ thuộc nhóm IB (lớp thú, bộ thú ăn thịt).
Hành vi trong vụ việc nêu trên là vi phạm pháp luật, có dấu hiệu hình sự. Tùy thuộc vào số lượng cá thể hổ nuôi nhốt bất hợp pháp và mục đích nuôi nhốt động vật mà người vi phạm sẽ bị xử lý về các tội danh và đối diện với các mức hình phạt khác nhau theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015", ông Cường nói.
Cụ thể, điều 244 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định rõ về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm:
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
c) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 2 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 3 cá thể đến 7 cá thể lớp thú, từ 7 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 điều này;
b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 8 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 điều này;
c) Từ 01 cá thể đến 2 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 1 cá thể đến 2 cá thể voi, tê giác; từ 3 cá thể đến 5 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 3 cá thể đến 5 cá thể gấu, hổ;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 8 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 điều này;
b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 điều này;
c) Từ 3 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 3 cá thể voi, tê giác trở lên; 6 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 6 cá thể gấu, hố trở lên;
d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 9 kilôgam trở lên...
"Với hành vi nuôi nhốt hàng chục cá thể hổ là cá thể thuộc lớp thú thì các đối tượng phạm tội có thể đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm tù theo quy định tại khoản ba, điều 244 Bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên.
Trường hợp cơ quan điều tra có căn cứ cho thấy có hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân thương mại thì cũng sẽ xử lý pháp nhân thương mại về tội danh này thì pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt từ đồng 10 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm", vị luật sư cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.