Nhiều người trẻ sa sút trí tuệ trong xã hội hiện đại nhưng không biết vì sao và phải làm gì

Nhật Hà ( Theo Glamour) Thứ hai, ngày 04/07/2022 13:30 PM (GMT+7)
Theo nghiên cứu, những thói quen hàng ngày như tiếp xúc xã hội tránh cô đơn, chơi các trò chơi trí tuệ, ngủ đủ giấc … có thể giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
Bình luận 0

Sa sút trí tuệ không chỉ gây phiền toái đối với người bệnh mà còn cả với người thân của người bệnh. Thật đáng buồn là hiện nay y học vẫn chưa thể tìm ra cách để chữa dứt điểm bệnh sa sút trí tuệ. 

Do đó, chúng ta chỉ có thể tránh căn bệnh sa sút trí tuệ bằng những thói quen hàng ngày dưới đây, giúp bạn sống khoẻ mỗi ngày

Tiếp xúc xã hội

Tiếp xúc xã hội, chơi trò chơi trí tuệ, ngủ đủ giấc … có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 1.

Chúng ta đã trải qua những ngày giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, qua đó chúng ta thấy rằng nhu cầu được kết nối con người là điều cực kỳ quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý và sa sút trí tuệ. Ảnh: Unsplash

Tránh cô đơn là một cách để giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Ngay cả những khoảnh khắc kết nối ngắn ngủi với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, hàng xóm, bạn học, bạn bè chơi thể thao và người quen, dù là gặp trực tiếp hay qua điện thoại cũng có thể giúp giảm đáng kể cảm giác cô đơn, lo lắng và trầm cảm.

Chơi các trò chơi trí tuệ

Tiếp xúc xã hội, chơi trò chơi trí tuệ, ngủ đủ giấc … có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 2.

Chơi các trò chơi trí tuệ như cờ vua, ghép hình, giải câu đố ... là cách dễ thực hiện giúp não bộ hoạt động hiệu quả. Ảnh: Unsplash

Chơi các trò chơi trí tuệ có thể là thói quen dễ hình thành nhất nhưng điều đó không có nghĩa là nó kém quan trọng hơn. Giữ cho bộ não hoạt động sẽ giúp não bộ khỏe mạnh.

Có thể thực hiện thói quen này bằng các câu đố và trò chơi, hãy cố gắng ghi nhớ càng nhiều chi tiết trong ngày càng tốt.

Đó có thể là danh sách tạp hóa, số điện thoại, các hoạt động trong lịch trình … hãy cố gắng để bộ não thực hiện công việc này liên tục và thường xuyên.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc rõ ràng là một trong những điều tốt nhất bạn làm cho cơ thể của mình. Giấc ngủ sâu giúp "dọn dẹp" bộ não và sắp xếp chúng hoạt động có tổ chức.

Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc ngủ đủ giấc và giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc bện Alzheimers.

Học chơi một loại nhạc cụ

Tiếp xúc xã hội, chơi trò chơi trí tuệ, ngủ đủ giấc … có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 3.

Theo nhiều nghiên cứu, chơi nhạc cụ giúp tinh thần minh mẫn và tỉnh táo hơn. Ảnh: Unsplash

Chưa bao giờ quá già hoặc quá muộn để bạn bắt đầu phiêu cùng âm nhạc. Theo nghiên cứu, học chơi một loại nhạc cụ như guitar, trống, piano … hoặc bất kỳ nhạc cụ nào bạn yêu thích, đều có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

Học chơi nhạc cụ là 1 thói quen cực kỳ lành mạnh.

Đi ra ngoài

Đi dạo trong không khí trong lành rất tốt cho cơ thể,  Nó giúp mọi người suy nghĩ tích cực hơn, cải thiện tiêu hóa, ổn định huyết áp và cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp bạn sống khoẻ mỗi ngày.

Tất cả những lợi thế về sức khỏe này có thể giữ cho bộ não hoạt động trơn tru hơn. Điều bạn cần làm là xỏ giày và ra khỏi nhà.

Bài tập thở

Tiếp xúc xã hội, chơi trò chơi trí tuệ, ngủ đủ giấc … có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 4.

Các bài tập thở đến từ các bộ môn như yoga, thiền ... giúp não bộ nhạy bén hơn. Ảnh: Unsplash

Khoa học đã chứng minh rằng các bài tập thở cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Các bài tập chánh niệm như thiền, yoga, hoặc bơi lội … giúp đầu óc nhạy bén và kích hoạt một số bộ phận của não.

Ăn uống lành mạnh

Một trái tim khỏe mạnh sẽ giữ cho bộ não  luôn hoạt động tốt. Do đó, ăn những thực phẩm tốt cho tim cũng đóng một vai trò trong việc giữ cho não khỏe mạnh.

Các quy tắc ăn uống lành mạnh rất đơn giản: tránh muối, tránh chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó hãy chọn rau, trái cây, các sản phẩm lúa mì nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, cá và thịt ít béo.

Tốt nhất nên tránh uống rượu để giữ cho trái tim và tâm trí luôn ở trạng thái tốt nhất.

Tập thể dục

Thỉnh thoảng đi bộ nhanh có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu cho sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ.

Kích thích nhận thức

Tiếp xúc xã hội, chơi trò chơi trí tuệ, ngủ đủ giấc … có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 5.

Hãy cùng nhau nói về sở thích, cùng nhau làm vườn, nướng bánh ... giúp não bộ hoạt độ tốt hơn. Ảnh: AdobeStock

Cum từ "kích thích nhận thức" mới nghe có vẻ lạ, nhưng liệu pháp này dễ dàng cung cấp các bài tập cho trí nhớ và sự tập trung.

Những điều này thường được thực hiện trong tập thể nhóm. Chẳng hạn, cùng nhau giải câu đố, làm vườn, nói về sở thích của mình, nướng bánh - tất cả các hoạt động này đều giúp kích thích não bộ,  do đó tránh được cảm giác cô đơn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem