Những hòn đá có hình thù lạ ở Nghệ An: Bí ẩn của người tiền sử?
Những hòn đá có hình thù lạ ở Nghệ An: Bí ẩn của người tiền sử?
Thắng Tình
Thứ ba, ngày 16/05/2023 11:17 AM (GMT+7)
Một nhóm người dân ở xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, khi ra khúc suối gần nhà đã tình cờ nhặt được nhiều hòn đá có hình thù kỳ dị giống như các công cụ bằng đá của người tiền sử. Những hòn đá này khi va chạm vào nhau còn phát ra âm thanh lạ.
Theo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tân Kỳ, vào ngày 16/5, một lãnh đạo phòng này đã xác nhận về việc một nhóm người dân trên địa bàn phát hiện được những hòn đá có hình thù giống chiếc cối, chày nghi có từ xưa. Hiện phía đơn vị đang cử cán bộ xuống xác minh, làm rõ niên đại và xuất xứ của những hòn đá này.
Anh Ngân Văn Hùng, một trong ba người dân trú bản Đồng Kho - Đồng Thờ, xã Nghĩa Dũng cho biết, vào ngày 14/5, anh cùng hai người khác ra khúc suối để nhặt đá về xây chuồng gà. Trong quá trình đi ven suối, anh phát hiện ra 5 hòn đá nằm lộ thiên có hình thù kỳ lạ.
Trong số những hòn đá này, 3 hòn có lỗ sâu hơn 10cm giống như chiếc cối. 2 hòn còn lại có hình trụ dài giống như chiếc chày. Những hòn đá này đều nhẵn nhụi như được mài dũa. Hòn đá lớn nhất dài hơn 70cm, rộng 50cm, nặng khoảng 30kg. Cả 5 hòn đá này có màu nâu sẫm, vàng đất. Khi cho những hòn đá này va chạm vào nhau thì phát ra những âm thanh hơi vọng như kim loại.
Nghi ngờ đây là những vật dụng của người cổ xưa nên anh Hùng đã mang về cất giữ. Sau khi tìm hiểu trên mạng, anh Hùng thấy những hòn đá mà anh nhặt được giống với các công cụ bằng đá của người tiền sử. Theo anh Hùng, trên các hòn đá này không có nội dung gì được khắc hay ghi.
Thời đại Đồ Đá hay Paleolithic là một thời kỳ tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn hoặc một mặt để đập. Thời kỳ này kéo dài khoảng gần 3.4 triệu năm và kết thúc vào giai đoạn khoảng từ 8700 TCN tới năm 2000 TCN.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.