Tìm hướng đi mới từ nuôi ốc nhồi đặc sản
Học xong cấp 3, anh Huân lựa chọn đi học nghề sửa chữa xe máy. Khi thành “thợ cứng”, cũng là lúc anh tích lũy đủ vốn đứng ra mở cửa hàng sửa chữa xe máy riêng.
Ban đầu, anh mở cửa hàng tại huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang), rồi chuyển về mở tại nhà. Anh Huân chia sẻ: “Những năm tháng bươn trải làm ăn tại tỉnh Hà Giang giúp tích lũy thêm kinh nghiệm, vốn sống. Mình hiểu ra rằng ở đâu cũng có thể làm giàu được miễn là có quyết tâm, ham học hỏi, chọn đúng hướng đi phù hợp...".
Cơ duyên đến với nghề nuôi ốc nhồi cũng rất tình cờ. Có lần xem chương trình trên ti vi nói về mô hình nuôi ốc nhồi đạt hiệu quả kinh tế rất cao.
Lúc đó, anh tự đặt câu hỏi và tự trả lời: Tại sao mình không nuôi ốc nhồi thử? Họ nuôi được mình cũng nuôi được. Điều kiện gia đình anh Huân khá thuận lợi để nuôi ốc nhồi vì có khu ruộng ngay trước cửa nhà,…
Năm 2017, anh Huân chính thức bắt đầu làm quen với việc nuôi ốc nhồi. Để tiết kiệm chi phí mua ốc nhồi giống, anh tự mình lặn lội khắp các ao hồ ở xã để nhặt ốc nhồi về làm giống. Anh lựa chọn cẩn thận những con ốc nhồi to, khỏe để đưa vào thả nuôi.
Song song với đó, anh tích cực lên mạng Internet để tìm hiểu kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi ốc nhồi. Ban đầu, anh chỉ chuyển đổi mảnh ruộng để nuôi ốc nhồi thử. Quá trình nuôi ốc nhồi anh ghi chép cẩn thận lại các giai đoạn phát triển của con ốc nhồi, các loại thức ăn được ốc nhồi ưa thích…
“Vạn sự khởi đầu nan”, mặc dù rất chăm chỉ, vừa nuôi ốc nhồi thử, vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa học học hỏi trên mạng Internet, nhưng thời gian đầu ốc nhồi chậm lớn, tỷ lệ chết khá cao, trứng ốc ốc nhồi tỷ lệ ấp nở thấp…
Tuy vậy anh chưa khi nào chán nản, để tìm nguyên nhân đó, anh đã lặn lội đi tận tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc để học tập kinh nghiệm nuôi ốc nhồi.
Khi vững kiến thức kỹ thuật nuôi ốc nhồi, làm chủ tất cả quy trình nuôi ốc nhồi, anh về mạnh dạnh đề xuất xin phép bố mẹ cho chuyển đổi toàn bộ gần 4.000 m2 ruộng trước cửa nhà để chuyển sang nuôi ốc nhồi.
Đồng thời, anh cũng dựng hẳn 1 khu lán (mái lợp lá cọ), lắp đặt bóng điện để làm khu chuyên ấp trứng ốc nhồi.
Anh Huân đúc rút kinh nghiệm, nguyên nhân ốc nhồi chết chủ yếu do ốc ăn phải thức ăn còn chứa tồn dư chất bảo quản hay thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước bị ô nhiễm. Ốc nhồi tuy sống ở dưới bùn nhưng lại ưa sạch.
Thức ăn cho ốc nhồi phải hoàn toàn bằng nguồn thức ăn tự nhiên như: Các loại rau, củ quả, bèo tấm… Cần cho ốc nhồi ăn đúng, đủ, đều đặn, tránh tình trạng để ốc “đói”.
Ốc nhồi đói lâu quá sẽ chậm lớn. Hoặc không để ốc nhồi “bội thực” vì chính những thức ăn thừa đó dễ gây ô nhiễm môi trường nước khiến ốc bị chết, mắc bệnh.
Do đó, người nuôi ốc nhồi cần thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng nước vôi định kỳ vài lần/tuần (tùy thời tiết, mật độ nuôi…).
Nuôi ốc nhồi-thành quả ngọt ngào
Dẫn chúng tôi xuống thăm khu nuôi ốc nhồi được anh Huân quy hoạch bài bản. Khu nuôi thả con ốc nhồi bố mẹ, khu nuôi ốc nhồi thịt, khu ao chỉ chuyên nuôi bèo tấm làm thức ăn cho ốc nhồi.
Điểm đặc biệt là bờ ngăn giữa các ao nuôi ốc nhồi không đổ bê tông mà để cho cỏ, rau mọc. Ao nuôi ốc nhồi được thả nhiều lục bình làm nơi ở cho ốc, vừa tạo không gian xanh mát mẻ những ngày hè và ấm áp mùa đông.
Anh Huân chia sẻ, thức ăn cho ốc nhồi đều là các loại rau, cỏ, củ quả, nên có sẵn. Anh chỉ mất vài chục triệu đồng/năm mua phân chuồng để nuôi bèo tấm. Vì vậy, thức ăn cho ốc nhồi được chủ động quanh năm.
Quá trình nuôi ốc nhồi, không chỉ thức ăn mà nguồn nước cũng cần phải để ý. Nước trong ao nuôi ốc nhồi luôn duy trì từ 40 cm đến 80 cm là an toàn cho ốc.
Về mùa đông, ốc nhồi ngủ đông, dường như không hoạt động. Lúc này, người nuôi ốc nhồi cần hút hết nước trong ao để ốc rúc xuống bùn trú đông, hoặc thả thật dày cây lục bình xuống ao để giữ ấm cho ốc.
Sau khoảng 1 năm nuôi, ốc nhồi bắt đầu sinh sản và thời gian sinh sản thường bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch.
Mỗi con ốc nhồi mẹ đẻ từ 5 - 6 ổ trứng/năm. Khi ốc nhồi sinh sản cần gom trứng về ấp để tỷ lệ nở cao, giảm thiểu thiệt hại các thiên địch khác phá hoại, ăn trứng, nhất là loài chuột.
Thời gian ấp trứng ốc nhồi từ 20- 25 ngày ốc nở. Khi ốc ấp trứng ốc nhồi, người nuôi thường xuyên quan sát trứng, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp.
Thông qua mạng xã hội anh Huân đã kết nối với thị trường tiêu thụ ốc nhồi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nhu cầu con ốc nhồi giống, ốc nhồi thịt rất lớn, không có đủ để bán.
Theo anh, ưu điểm của nuôi ốc nhồi là thời gian thu hồi vốn nhanh. Nuôi ốc nhồi có chi phí thức ăn thấp, dễ kiếm trong tự nhiên, không tốn nhiều công chăm sóc mà lợi nhuận lại rất cao.
Ốc nhồi dễ chế biến thành các món ăn giàu dinh dưỡng, được mọi người ưa chuộng nên giá ốc nhồi thịt luôn giữ ổn định ở mức cao từ 70.000 đến 80.000 đồng/kg.
Chỉ cần giá ốc nhồi thịt từ 15.000 đến 20.000 đồng/ kg là người nuôi đã có lãi khá. Giá ốc nhồi giống ổn định, trứng ốc nhồi bán được 700.000 đồng/kg; ốc nhồi con (loại nhỏ, cỡ 7.000 con đến 8.000 con đạt trọng lượng 1 kg) có giá 3 triệu đồng/kg, ốc giống bố mẹ có giá bán 180.000 - 200.000 đồng/kg.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường nên trong năm 2020 này, anh Huân chuyên tập trung sản xuất ốc nhồi giống nhưng cũng không đủ để bán.
Từ đầu năm đến nay, anh đã bán được 120 kg ốc nhồi giống, 300 kg trứng ốc nhồi và 3 tạ ốc nhồi thịt. Sau khi trừ mọi chi phí, anh lãi chắc hơn 500 triệu đồng. Hiện trong ao nuôi của anh còn khoảng hơn 1 tấn ốc nhồi bố mẹ phục vụ sản xuất con ốc giống trong năm tới.
Thời gian tới, anh Huân dự định sẽ tìm kiếm những hộ trong thôn, xã có ao rộng hoặc có ruộng chằm trũng kém hiệu quả để hợp tác liên kết phát triển nuôi ốc nhồi. Anh đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản phẩm ốc nhồi.
Chị La Thị Phượng, Bí thư Đoàn xã Đức Ninh (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) vui mừng cho biết, anh Hà Đức Huân đã khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi ốc nhồi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đây là mô hình điển hình của xã khẳng định sự năng động của thanh niên, mạnh dạn tìm hướng đi mới, làm giàu trên chính quê hương.
Anh Huân cũng đã tích cực chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, kỹ thuật nuôi ốc nhồi, cung cấp ốc giống và bao tiêu ốc nhồi cho những nông dân và đoàn viên thanh niên trong và ngoài xã có nhu cầu, mong muốn phát triển nuôi ốc nhồi đạt hiệu quả.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.