Nuôi loài động vật hoang dã ngày ngủ đêm ăn, nông dân Bình Phước "làm chơi, ăn thật", bán 1,5 triệu/cặp giống

Đông Anh Chủ nhật, ngày 03/11/2024 05:29 AM (GMT+7)
Quỹ Hỗ trợ nông dân TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã giải ngân vốn cho 3 nông dân trẻ đầu tư nuôi dúi-một loài động vật hoang dã. Trên địa bàn Bình Phước, các mô hình nuôi động vật hoang dã, nuôi con đặc sản đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận 0

Nuôi dúi giữa đô thị, tại sao không ?

Ngày 27/9/2024, Hội Nông dân và Quỹ Hỗ trợ nông dân TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã chính thức giải ngân vốn quỹ năm 2024. 

Theo đó, vốn giải ngân là 150 triệu đồng được Hội Nông dân TP Đồng Xoài cho 3 nông dân - là thanh niên trẻ khởi nghiệp - vay vốn, với mục đích đầu tư nuôi dúi sinh sản.

Theo ông Lê Lý Tưởng - từng công tác trong Hội Nông dân tỉnh Bình Phước: "Dúi là một loài thú, động vật hoang dã thuộc bộ gặm nhấm, hiền lành, rất dễ nuôi, lại tốn ít công chăm sóc. Thức ăn thì toàn những thứ có đầy xung quanh. Trong khi đó, dúi lại sinh trưởng rất nhanh.

Nuôi dúi, không hề gây ra mùi hôi; do đó, chuồng trại sẽ không tác động xấu đến môi trường. Với điều kiện không gian, khí hậu, thổ nhưỡng ở TP Đồng Xoài nói riêng và các địa phương khác nói chung ở tỉnh Bình Phước, nuôi dúi sinh sản để cung cấp cho thị trường là rất phù hợp".

Thật vậy, nhận thấy các hộ hội viên còn gặp nhiều khó khăn về vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống, thức ăn chăn nuôi. Hội Nông dân phường Tân Phú đã xây dựng Dự án nuôi dúi sinh sản, đề xuất vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhằm giúp hội viên nông dân có thêm vốn đầu tư sản xuất…

Nuôi dúi la liệt ở chuồng tối, bán con động vật hoang dã này giá cao, nông dân Bình Phước giàu lên- Ảnh 1.

Hội Nông dân TP. Đồng Xoài trao vốn vay (150 triệu đồng) từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cho 3 nông dân đầu tư nuôi dúi sinh sản ở phường Tân Phú, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ảnh: H.N.D.

Từ đó, Qũy Hỗ trợ nông dân TP. Đồng Xoài đã tổ chức thẩm định và quyết định giải ngân số tiền 150 triệu đồng cho 3 nông dân vay (50 triệu đồng/hộ), trong thời hạn 36 tháng. 

Ông Nguyễn Quang Hòa - Phó Chủ tịch UBND phường Tân Phú, cho biết: "Đây là một mô hình nông nghiệp đô thị mới, không có lý gì không đầu tư phát triển ? Nó phù hợp với đặc điểm của đô thị, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

Chỉ với diện tích đất sản xuất nhỏ, nhưng mô hình đã giúp người nông dân thu được nguồn lợi lớn. 

Nuôi dúi la liệt ở chuồng tối, bán con động vật hoang dã này giá cao, nông dân Bình Phước giàu lên- Ảnh 2.

Ba hộ nông dân được vay vốn nuôi dúi tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Dúi là một loài thú, động vật rừng, động vật hoang dã. Ảnh: H.N.D

Mô hình nuôi dúi có nhiều tiềm năng, có khả năng nhân rộng trên địa bàn phường và thành phố".

Thích con vật ngày ngủ li bì, đêm rỉ rả ăn, nên khởi nghiệp nuôi dúi

Anh Nguyễn Thế Tâm (thường trú thôn 4, xã Long Hà, huyện Phú Riềng) cũng là một trong những nông dân khởi nghiệp, với cái nghề nuôi con dúi mốc ở tỉnh Bình Phước. 

Anh Tâm cho biết: "Từ lâu, tôi rất cảm tình với những con dúi hiền lành, béo múp míp. Chúng thật khác lạ, ngày thì ngủ li bì, nhưng đêm xuống, chúng tỉnh queo, nằm rỉ rả gặp thức ăn suốt đêm. Thế là tôi mày mò tìm hiểu cách nuôi dúi".

Lúc đầu, anh Tâm nuôi thử 10 cặp dúi giống. Anh mày mò biến 100m2 đất của gia đình thành chuồng nuôi dúi. 

Nhưng không rành rọt cách thức chăm sóc, cách cho dúi ăn, nên từng cặp, từng cặp dúi… ra đi. Không nản, anh lại mua 10 cặp khác về nuôi lại, vẫn không thành công. Anh Tâm tiếp tục làm lại…

Nuôi dúi la liệt ở chuồng tối, bán con động vật hoang dã này giá cao, nông dân Bình Phước giàu lên- Ảnh 3.

Anh Nguyễn Thế Tâm tại trại nuôi dúi mốc của gia đình ở thôn 4, xã Long Hà, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Ảnh: N.Đ.T.

Anh Tâm chia sẻ: "Tôi thường xuyên lên mạng tìm hiểu về kỹ thuật nuô dúii, các biện pháp phòng bệnh cho con dúi và đến một số mô hình nuôi dúi trên địa bàn tỉnh, cả một số tỉnh ở miền Tây tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Tới lần thứ ba, tôi mới nuôi thành công, dúi bắt đầu sinh sản".

Từ 10 cặp giống, dần dà, anh Tâm nhân giống lên tới 150 cặp dúi sinh sản. Mỗi năm dúi mẹ sinh sản 3 lứa, mỗi lứa từ 2-4 con, sau khoảng 3 tháng là có thể xuất bán con giống (khoảng 1,5 triệu đồng/cặp). Còn nuôi dúi thịt, mỗi con dúi nuôi từ 8-10 tháng là xuất bán, trọng lượng từ 1 - 1,5kg/con.

Mỗi con dúi nuôi khoảng 8 đến 10 tháng là có thể xuất bán thương phẩm cho các nhà hàng, quán ăn với trọng lượng từ 1-1,5kg, giá bán từ 600 - 800 ngàn đồng/kg.

Hiện nay, trại dúi của nông dân Nguyễn Thế Tâm có hơn 400 con. Mỗi năm, trại dúi của anh Tâm xuất bán 200 cặp dúi giống, 150kg dúi thịt, thu nhập hơn 300 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí.

Nuôi dúi la liệt ở chuồng tối, bán con động vật hoang dã này giá cao, nông dân Bình Phước giàu lên- Ảnh 4.

Xuất chuồng dúi giống để sinh sản. Ảnh: T.L.

Nuôi dúi la liệt ở chuồng tối, bán con động vật hoang dã này giá cao, nông dân Bình Phước giàu lên- Ảnh 5.

Mô hình một khu chuồng trại nuôi dúi điển hình được nhiều người tham quan, học hỏi. Ảnh: T.L

Nuôi dúi là… làm chơi, ăn thật

Nông dân Nguyễn Tấn Minh (thường trú khu phố Phú Thanh, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài) - một trong 3 hộ được vay vốn nêu trên - cho biết: "Nuôi dúi không đòi hỏi đất đai, chuồng trại phải rộng, phải to… Chỉ 100m2 thôi, cũng đủ lập một chuồng nuôi dúi rồi". 

Thật vậy, với hơn 100m2 đất nhà, anh Minh dùng những tấm gạch men cỡ đại, ghép với nhau thành từng ô vuông, cạnh 60cm x 60cm, hình thành 50 chuồng nuôi dúi.

Anh Minh cho biết thêm, nguồn thức ăn chủ yếu của đàn dúi là cây tre và cây mía - hai loại cây được trồng phổ biến ở Bình Phước và sẵn có tại vườn của gia đình anh Minh. Vì vậy, không tốn nhiều chi phí, mà vẫn đảm bảo được nguồn thức ăn cho việc nuôi dúi.

"Dúi ngoài môi trường tự nhiên, ngày càng khan hiếm, nên giá dúi giống và dúi thương phẩm khá cao. Hiện dúi má đào có giá khá cao, khoảng 4 triệu đồng/cặp sinh sản và dúi thương phẩm có giá từ 900.000 - 1 triệu đồng/kg.

Đàn dúi nhà tôi nuôi khoảng 7 - 8 tháng là sinh sản. Mỗi năm sinh 3 lứa, từ 3 - 5 con/lứa, con non sau sinh từ 2,5 - 3 tháng đã có thể tách mẹ, tầm 3 - 5 tháng sau đã có thể bán giống" - anh Minh nói.

Nuôi dúi la liệt ở chuồng tối, bán con động vật hoang dã này giá cao, nông dân Bình Phước giàu lên- Ảnh 6.

Bà Phạm Thị Yến Linh - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (trái) và nông dân Nguyễn Tấn Minh (phải) tại trại nuôi dúi của anh Minh. Ảnh: H.N.D

Nuôi dúi, làm chơi ăn thật; thậm chí, giúp người nông dân từ tay trắng, nghèo khó, trở nên khấm khá. 

Điển hình như trường hợp nông dân Hoàng Văn Hợp (dân tộc Tày, thường trú xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước). 

Nuôi dúi la liệt ở chuồng tối, bán con động vật hoang dã này giá cao, nông dân Bình Phước giàu lên- Ảnh 7.

Dúi giống đã xuất chuồng đang chờ giao cho khách hàng. Ảnh: T.L

Nhiều năm liền, gia đình anh Hợp thuộc hộ nghèo. Cách đây 3 năm, với 100 triệu đồng được Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho vay làm vốn, anh Hợp dựng chuồng, mua dúi giống về nuôi.

Từ đó đến nay, với 200 con dúi thường xuyên được duy trì trong chuồng, gia đình anh Hợp thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí. Nhờ nuôi dúi, gia đình anh Hợp đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Không chỉ anh Hợp, anh Quách Văn Thạch (thường trú xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh) cũng không kém tiếng tăm, là nông dân nuôi dúi "khét tiếng" của tỉnh Bình Phước.

Anh Thạch cho hay: "Với 50m2 chuồng tự xây, anh nuôi khoảng 50 con dúi. Dúi con nuôi khoảng 8 tháng, có thể xuất bán, cân nặng khi bán khoảng 1,4kg. Lợi nhuận thu được từ chuồng dúi, hàng năm từ 200 - 300 triệu đồng là bình thường. Nuôi dúi rất nhàn, làm chơi, ăn thật là thế".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem