Phục chế bảo vật tượng gốm thầy cúng 5300 năm tuổi gây chấn động thế giới bởi vẻ ngoài 'vi diệu'

Thứ ba, ngày 01/06/2021 06:00 AM (GMT+7)
Phát hiện gây chấn động toàn thế giới về bức tượng gốm hình người được coi là đầu tiên trên trái đất và sớm nhất cho đến nay, đặc biệt nổi tiếng cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài hao hao giống 'sao' Hoa Ngữ.
Bình luận 0

Hình thái xã hội ban đầu của loài người là xã hội nguyên thủy, nhưng hình thức xã hội sơ khai nhất của loài người là gì? Có một nơi tên là Hưng Long Câu ở Nội Mông, tuy chỉ là một ngôi làng nhỏ với hơn 30 người sinh sống nhưng những người làm gốm từ hơn 5.000 năm trước được phát hiện ở đây đã gây chấn động thế giới.

Phục chế bảo vật tượng gốm thầy cúng 5300 năm tuổi gây chấn động thế giới và cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài 'vi diệu' - Ảnh 1.

Việc khai quật di chỉ Hưng Long Câu được hoàn thành vào năm 2003.

Trong quá trình thăm dò và khai quật liên tục, đã phát hiện được mảnh ngọc bội đầu tiên trong lịch sử loài người, một số đồ gốm màu và tượng gốm cổ nhất ở Trung Quốc. Năm 2012, đoàn khảo cổ đã tiến hành cuộc điều tra, khảo sát lần thứ hai tại khu vực địa điểm thứ hai của Hưng Long Câu. Vào tháng 5, nhóm khảo cổ đã tìm thấy một số mảnh gốm độc đáo tại di chỉ Hưng Long Câu thứ 2. Sau khi so sánh những mảnh gốm này với những mảnh đã tìm ra trước đó, nhóm khảo cổ đoán rằng đó là mảnh vỡ của khuôn mặt người, tìm cách ghép với mảnh gốm khác tại nơi khai quật để phục chế. Cuối cùng, một tác phẩm gốm toàn thân cao 55 cm đã xuất hiện trước mặt mọi người. Các chuyên gia gọi nó là "người gốm Ngao Hán".

Phục chế bảo vật tượng gốm thầy cúng 5300 năm tuổi gây chấn động thế giới và cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài 'vi diệu' - Ảnh 2.

rong quá trình thăm dò và khai quật liên tục, đã phát hiện được mảnh ngọc bội đầu tiên trong lịch sử loài người, một số đồ gốm màu và tượng gốm cổ nhất ở Trung Quốc. Năm 2012, đoàn khảo cổ đã tiến hành cuộc điều tra, khảo sát lần thứ hai tại khu vực địa điểm thứ hai của Hưng Long Câu. Vào tháng 5, nhóm khảo cổ đã tìm thấy một số mảnh gốm độc đáo tại di chỉ Hưng Long Câu thứ 2.

Tượng gốm khai quật được có kích thước tương đối lớn, cao khoảng 55 cm. Đây là một hình gốm nam tính, là một tượng ngồi bắt chéo chân với những biểu cảm sống động trên khuôn mặt. Các đặc điểm trên khuôn mặt cũng rất chân thực: tai dày, mắt tròn, mũi mập và miệng hé mở như đang thở. Người đàn ông gốm này được tạo thành từ đầu và các bộ phận cơ thể, rất khác so với những người gốm trước đây, thú vị nhất là hình dạng đầu của người đàn ông gốm này, đầu anh ta đội một chiếc vương miện và có trang trí tương ứng. Búi tóc cũng được cuộn lại. Lỗ tai, lỗ mũi, miệng và rốn của tượng gốm này đều thông với khoang sọ và khoang bụng, miệng thở. Kỹ thuật điêu khắc của bức tượng gốm này gây sốc, cho chúng ta một hiểu biết mới về nghệ thuật và các bức tượng gốm chân dung thời tiền sử.


Phục chế bảo vật tượng gốm thầy cúng 5300 năm tuổi gây chấn động thế giới và cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài 'vi diệu' - Ảnh 4.

Tượng gốm khai quật được có kích thước tương đối lớn, cao khoảng 55 cm. Đây là một hình gốm nam tính, là một tượng ngồi bắt chéo chân với những biểu cảm sống động trên khuôn mặt. Kỹ thuật điêu khắc của bức tượng gốm này gây sốc, cho chúng ta một hiểu biết mới về nghệ thuật và các bức tượng gốm chân dung thời tiền sử.

Chuyên gia phục chế cho biết thiết kế rỗng và liên kết với nhau này là thiết kế duy nhất trong số các bức điêu khắc chân dung thời tiền sử được phát hiện cho đến nay. Các nhà khảo cổ đang tò mò về danh tính của người gốm này, mặc dù nhìn bề ngoài có thể thấy thân phận của anh ta thuộc loại cao hơn trong bộ tộc nhưng không thể chắc chắn về thân thế của anh ta.

Phục chế bảo vật tượng gốm thầy cúng 5300 năm tuổi gây chấn động thế giới và cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài 'vi diệu' - Ảnh 5.

Người đàn ông gốm này được tạo thành từ đầu và các bộ phận cơ thể, rất khác so với những người gốm trước đây, thú vị nhất là hình dạng đầu của người đàn ông gốm này, đầu anh ta đội một chiếc vương miện và có trang trí tương ứng. Búi tóc cũng được cuộn lại. Lỗ tai, lỗ mũi, miệng và rốn của tượng gốm này đều thông với khoang sọ và khoang bụng, miệng thở.

Các nhà khảo cổ học đã phân tích nhiều dữ liệu khác nhau và các chuyên gia đánh giá đây là hình ảnh của một thầy cúng, bởi vì "khí" được đề cập trong văn bản lời nguyền của thầy cúng Mãn Châu không chỉ được kết nối từ đầu, vùng eo lưng mà còn phải được kết nối từ bên trong bản thân cơ thể. Lỗ thông trong tượng gốm này vừa hay được thông liền kết nối từ đầu, miệng, vùng lưng bụng. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là thiết kế để "khí" được lưu thông, khiến thầy cúng này có thế kết nối với thần linh.

Phục chế bảo vật tượng gốm thầy cúng 5300 năm tuổi gây chấn động thế giới và cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài 'vi diệu' - Ảnh 6.

Hình ảnh phỏng đoán về các thầy cúng cách đây 5300 năm

Mục đích chính của tác phẩm điêu khắc gốm này là để cầu mưa. Những bức tượng gốm của những người cầu mưa và cúng tế đã được tìm thấy ở di chỉ Hưng Long Câu. Những bức tượng gốm này chứng tỏ rằng con người vào thời điểm đó đã bắt đầu cúng tế và có tín ngưỡng riêng của họ. Cách sống chủ yếu của con người trong xã hội nguyên thủy là săn bắt và hái lượm, mọi thứ cần thiết trong cuộc sống đều cần sự ban tặng của thiên nhiên. Bức tượng gốm này là một phát hiện lớn trong khảo cổ học thời tiền sử, là tư liệu đầu tay cho việc nghiên cứu văn hóa Hồng Sơn và tín ngưỡng tôn giáo thời bấy giờ.

Phục chế bảo vật tượng gốm thầy cúng 5300 năm tuổi gây chấn động thế giới và cộng đồng mạng bởi vẻ ngoài 'vi diệu' - Ảnh 7.

Bức tượng gốm này là một phát hiện lớn trong khảo cổ học thời tiền sử, là tư liệu đầu tay cho việc nghiên cứu văn hóa Hồng Sơn và tín ngưỡng tôn giáo thời bấy giờ.Sau khi xem xong, cư dân mạng cho rằng nét mặt của bức tượng gốm này rất giống với Trương Học Hữu, và nó đã lan truyền trên mạng xã hội.

Sau khi bức tượng gốm được ghép lại, chính thức được trưng bày cho công chứng chiêm ngưỡng, lúc bấy giờ, nó được ca tụng là "Thần Tổ của người Trung Hoa" vì đây là hình người được phát hiện sớm nhất cho đến nay. Sau khi xem xong, cư dân mạng cho rằng nét mặt của bức tượng gốm này rất giống với Trương Học Hữu, và nó đã lan truyền trên mạng xã hội. Bức tượng gốm này không chỉ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, nhiều du khách từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đến Bảo tàng Văn hóa Tiền sử Nội Mông để tham quan, chiêm ngưỡng và sùng bái.

Thúy Phương (Shinhaizihou)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem