Sa nhân tím đơm hoa, kết trái dưới tán rừng Con Dốc

Công Xuân Thứ tư, ngày 10/06/2015 06:30 AM (GMT+7)
Chỉ sau 2,5 năm trồng, nhờ chăm sóc tốt nên hàng chục ngàn cây sa nhân tím của nhiều gia đình người đồng bào Hre ở xã Ba Trang, huyện miền núi Ba Tơ đã ra lứa quả đầu tiên, sớm hơn khoảng 6 tháng so với dự tính.
Bình luận 0

img

Tại Quảng Ngãi, sa nhân phân bố nhiều nhất ở huyện Ba Tơ

Theo một số tài liệu thì cây sa nhân tự nhiên được phân bố ở nhiều vùng miền núi trong cả nước. Riêng Quảng Ngãi, nhiều nhất là huyện Ba Tơ. Cây sa nhân thuộc họ gừng, sống lâu năm và mọc thành khóm. Cây cao 1,5 - 2m, lá màu xanh đậm, quả hình cầu hay hình bầu dục, sau khi đập dập có mùi thơm. Sa nhân có nhiều loại, như: đỏ, trắng, xanh... Riêng sa nhân tím có hoa màu trắng, mép vàng; quả hình cầu, màu tím mốc.

img

img

Sa nhân tím có hoa màu trắng, mép vàng

 

img

Quả sa nhân nằm ẩn sát gốc.

Mô hình trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ Ba Trang là mô hình trồng sa nhân đầu tiên ở Quảng Ngãi, được triển khai từ năm 2012-2014, trên diện tích 20 ha/21 hộ tham gia. Qua đánh giá, số sa nhân đã trồng phát triển rất tốt, trong đó 2 ha của 4 hộ trồng từ cuối năm 2012 hiện đã cho trái, sớm hơn dự kiến khoảng 6 tháng.

Theo tính toán, kể từ năm thứ 4 trở đi, số lượng sa nhân thu hoạch được khoảng 120 kg khô/ha/năm. Với giá mua hiện nay từ 270-300.000 đồng/kg, người trồng sẽ có thêm số tiền khoảng 30 triệu đồng/năm. 

img

Lãnh đạo chính quyền Ba Tơ kiểm tra mô hình trồng sa nhân tím tại rừng Ba Trang.


img

img

Cán bộ khuyến nông Ba Tơ kiểm tra và hướng dẫn cách chăm sóc cho người dân khi cây ra hoa, kết trái.


img

Chị Hạnh với những quả sa nhân bói đầu tiên.

Trong y học cổ đại thì sa nhân có vị cay, tính ôn, tác động vào các kinh tỳ, thận và vị cho nên có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị làm cho tiêu hóa được dễ dàng. Sa nhân được dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ, nhức răng…

Tương tự trong y học hiện đại, sa nhân được bào chế các loại thuốc chữa trị các bệnh đường ruột và dạ dày. Hiện nay ngoài công dụng như trên, sa nhân được xuất sang một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản,… dùng làm gia vị.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem