Samsung Electronics xây dựng năm nhà máy chip mới tại Hàn Quốc

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 16/03/2023 17:57 PM (GMT+7)
Samsung cam kết 230 tỷ đô la cho năm nhà máy chip mới ở Hàn Quốc, một động thái lớn phù hợp với mục tiêu đầy tham vọng của chính phủ nhằm thiết lập một trung tâm bán dẫn lớn ở Yongin, trên ngoại ô Seoul. Các khoản đầu tư sẽ được thực hiện đến năm 2042.
Bình luận 0

Samsung Electronics cho biết hôm 15/3 rằng, họ sẽ xây dựng năm nhà máy bán dẫn mới trong nước với khoản đầu tư mà công ty cho biết là khoản đầu tư 300 nghìn tỷ won (230 tỷ USD) trong khoảng 20 năm tới, một phần của cuộc đua toàn cầu nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng ngành công nghiệp chip trong khu vực.

Động thái của Samsung, Hàn Quốc cho thấy rằng họ đang củng cố dây chuyền sản xuất chất bán dẫn trong nước để đảm bảo chuỗi cung ứng khi các quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc, đang cố gắng tăng cường sản xuất chip trong nước để bù đắp rủi ro cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Động thái của Samsung, Hàn Quốc cho thấy rằng họ đang củng cố dây chuyền sản xuất chất bán dẫn trong nước để đảm bảo chuỗi cung ứng khi các quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc, đang cố gắng tăng cường sản xuất chip trong nước để bù đắp rủi ro cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Một phát ngôn viên của Samsung đã xác nhận kế hoạch xây dựng và nói rằng công ty sẽ cố gắng đầu tư số tiền đó. Samsung cho biết một số trong số năm nhà máy sẽ dành cho sản xuất chip đúc nội địa, hoặc sản xuất chip cho khách hàng bên ngoài. Chính phủ Hàn Quốc cho biết các nhà máy mới sẽ được thành lập ở Yongin, phía nam Seoul và việc đầu tư sẽ kết thúc vào năm 2042.

“Siêu cụm nhà máy này sẽ là cơ sở chính của hệ sinh thái bán dẫn của chúng tôi”, chính phủ Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố. Cơ quan này còn nói rằng: "Bước nhảy vọt về phía trước với tư cách là một quốc gia hàng đầu trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt đối với các ngành công nghiệp tiên tiến là một vấn đề quan trọng”.

Đại dịch vi-rút corona đã nêu bật tầm quan trọng của chất bán dẫn đối với nền kinh tế toàn cầu, khi tình trạng thiếu sản xuất do phong tỏa và các vấn đề khác về chuỗi cung ứng dẫn đến sự chậm trễ và tắc nghẽn đối với các sản phẩm như ô tô, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác.

Hàn Quốc không phải là quốc gia duy nhất thực hiện những động thái lớn để xây dựng các hoạt động sản xuất của riêng mình. Ảnh: @AFP.

Hàn Quốc không phải là quốc gia duy nhất thực hiện những động thái lớn để xây dựng các hoạt động sản xuất của riêng mình. Ảnh: @AFP.

Đồng thời, những lo ngại về vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong sản xuất chất bán dẫn và ảnh hưởng đối với ngành công nghiệp toàn cầu đã khiến các quốc gia sản xuất chip nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất của họ trước những lo ngại về an ninh kinh tế.

Mặt khác, thông báo này được đưa ra khi Mỹ và Nhật Bản đang thu hút các nhà sản xuất chất bán dẫn đầu tư vào quốc gia của họ, bằng cách cung cấp cho họ các khoản trợ cấp và giảm thuế. Đạo luật khoa học và chip của Hoa Kỳ cung cấp 52,7 tỷ đô la cho nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phát triển lực lượng lao động bán dẫn của Mỹ.

Bản thân Samsung cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào Mỹ, vào cuối năm 2021, họ công bố kế hoạch đầu tư 17 tỷ USD để xây dựng dây chuyền sản xuất chip đúc ở Texas, đáp lại nỗ lực của Tổng thống Joe Biden nhằm đưa thêm hoạt động sản xuất chất bán dẫn vào nước này. Công ty đặt mục tiêu đến nửa cuối năm 2024, cơ sở này sẽ đi vào hoạt động. Samsung cũng đã điều hành một nhà máy sản xuất chip đúc ở bang này.

Nhật Bản đã chỉ định chất bán dẫn là sản phẩm quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh tế theo luật an ninh kinh tế được ban hành vào năm 2022. Nước này sẽ dành 368,6 tỷ yên (2,8 tỷ USD) từ ngân sách bổ sung 1,3 nghìn tỷ yên cho năm tài khóa 2022 để tài trợ cho các khoản trợ cấp mới do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đề ra.

Samsung là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất chính chất bán dẫn dạng đúc được sản xuất theo đơn đặt hàng cho các công ty, chỉ sau Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC).

Các nhà phân tích nói rằng khoản đầu tư của Samsung không quá mức, xét đến nhu cầu chip đúc sẽ tăng hơn nữa trong tương lai.

Kim Yang-paeng, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Công nghiệp & Thương mại Hàn Quốc, cho biết: “Đây là một dự án dài hạn và nhu cầu đúc chip sẽ tăng lên trong những năm tới. Vì vậy, tôi không nghĩ 5 nhà máy là quá nhiều”, Kim nói thêm khi đề cập đến số lượng nhà máy.

Kim cũng nói rằng, Samsung có thể giảm sự phụ thuộc vào chip nhớ với các dây chuyền sản xuất mới. "Chip nhớ là trung tâm kinh doanh của Samsung. và chúng rất nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh," ông nói.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) 15/3 cũng đã công bố dự án mới đầu tư 422 tỷ đô la (500 nghìn tỷ won) vào năm 2026 để thúc đẩy sáu công nghệ cốt lõi: chất bán dẫn, pin xe điện, xe tự hành, rô bốt, màn hình và công nghệ sinh học. Chính phủ Hàn Quốc cho biết,  họ sẽ dành riêng 260 tỷ đô la (340 nghìn tỷ won) cho không gian chip để phát triển chất bán dẫn hệ thống vào năm 2026, coi “chất bán dẫn là hỗ trợ kinh tế chiến lược và tài sản an ninh quốc gia”. Ảnh: @AFP.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) 15/3 cũng đã công bố dự án mới đầu tư 422 tỷ đô la (500 nghìn tỷ won) vào năm 2026 để thúc đẩy sáu công nghệ cốt lõi: chất bán dẫn, pin xe điện, xe tự hành, rô bốt, màn hình và công nghệ sinh học. Chính phủ Hàn Quốc cho biết, họ sẽ dành riêng 260 tỷ đô la (340 nghìn tỷ won) cho không gian chip để phát triển chất bán dẫn hệ thống vào năm 2026, coi “chất bán dẫn là hỗ trợ kinh tế chiến lược và tài sản an ninh quốc gia”. Ảnh: @AFP.

Trước mắt, Giám đốc điều hành Samsung Han Jong-hee cho biết công ty sẽ tập trung phát triển các công nghệ để vượt qua các thách thức.

"Giải pháp để vượt qua khủng hoảng là tập trung vào những thứ thiết yếu", Han nói tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông của công ty hôm 15/3. "Với công nghệ, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tận hưởng cuộc sống hàng ngày tốt hơn bằng cách tạo ra giá trị và cơ hội mới”.

Thậm chí, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) hôm 15/3 cũng đã công bố dự án mới đầu tư 422 tỷ đô la (500 nghìn tỷ won) vào năm 2026 để thúc đẩy sáu công nghệ cốt lõi: chất bán dẫn, pin xe điện, xe tự hành, rô bốt, màn hình và công nghệ sinh học. Chính phủ Hàn Quốc cho biết,  họ sẽ dành riêng 260 tỷ đô la (340 nghìn tỷ won) cho không gian chip để phát triển chất bán dẫn hệ thống vào năm 2026, coi “chất bán dẫn là hỗ trợ kinh tế chiến lược và tài sản an ninh quốc gia”. 

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem