Tiền Giang: Làm tốt việc này, tỉnh xuất hiện hơn 100.000 hộ nông dân thu nhập hàng trăm triệu/năm

Trần Đáng Thứ bảy, ngày 03/04/2021 18:44 PM (GMT+7)
Năm 2020, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang bị ảnh hưởng nặng nề do hạn mặn và dịch Covid-19. Nhưng, nhờ vận dụng tốt tư duy kinh tế nông nghiệp, hơn 100.000 hộ nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng xuất hiện.
Bình luận 0

Ngày 2/4, tại Hội nghị sơ kết Chuyên đề thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" năm 2020, Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang cho biết, năm 2020, tỉnh có gần 122.500 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Tiền Giang: Làm tốt việc này, tỉnh có thêm hơn 100.000 hộ nông dân có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng   - Ảnh 1.

Ông Phạm Minh Hùng, Trưởng cơ quan thường trực phía Nam Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Chuyên đề thi đua "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi" ở Tiền Giang.

Nông dân giàu nhờ thay đổi tư duy làm nông

Anh Lê Văn Út (xã Phước Lập, Tân Phước), dù mới tuổi 8X, nhưng đã có thâm niên trong nghề trồng và kinh doanh cây kiểng. "Ngoài trồng cây kiểng với 0,5ha, tôi còn thu mua cây kiểng từ các nơi khác về để bán", anh Út cho biết.

Theo anh Út, hiện anh có 3 cơ sở bán cây kiểng thuộc loại lớn ở huyện Tân Phước. 

"Tôi tìm tòi kỹ thuật trồng các loại cây kiểng từ các lớp nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Phước và Hội Nông dân", anh Út thổ lộ.

Anh Út cho rằng, để gầy dựng được một vườn kiểng mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm là cả một quá trình tìm tòi học hỏi không ngừng. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết vẫn là đầu ra cây kiểng.

"Tôi tích cực lên mạng tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thị trường và giới thiệu, quảng bá sản phẩm trên mạng", anh Út bộc bạch.

Tiền Giang: Làm tốt việc này, tỉnh có thêm hơn 100.000 hộ nông dân có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng   - Ảnh 2.

Anh nông dân Lê Văn Út chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh cây kiểng.

Hiện, với mô hình ươm, trồng và buôn bán cây kiểng, gia đình anh Út thu lãi hơn 700 triệu đồng/năm.

Cũng là một nông dân trẻ, nhưng anh Văn Tấn Phương (xã Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo) đã có gần 10 năm trong nghề sản xuất và kinh doanh thanh long.

Hiện, trái thanh long của HTX Mỹ Tịnh An, do anh làm giám đốc, đã có mặt tại thị trường Mỹ và châu Âu.

Anh Phương cho biết, HTX Mỹ Tịnh An thành lập năm 2013. Hai năm sau, thanh long HTX Mỹ Tịnh An đã đạt chứng nhận GlobalGAP.

Đặc biệt, sau đó thanh long HTX Mỹ Tịnh An đã có chứng nhận chuẩn ForLife và chuẩn BSCI (các chứng chỉ về an sinh xã hội).

Theo anh Phương, hiện HTX Mỹ Tịnh An ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu toàn bộ sản lượng thanh long của thành viên với giá tối thiểu là 10.000đồng/kg.

Tiền Giang: Làm tốt việc này, tỉnh có thêm hơn 100.000 hộ nông dân có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng   - Ảnh 3.

Cán bộ Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang vận động nông dân thay dởi tư duy làm nông từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp.

"Hàng năm, các thành viên của HTX đều có thu nhập ổn định. Lợi nhuận bình quân của các thành viên HTX tăng thêm so với ở ngoài 15%-20%", anh Phương chia sẻ.

Lấy nông dân giỏi làm nòng cốt

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thị Hồng Phượng cho biết, nhằm thực hiện chuyên đề thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", trong năm 2020, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp tổ chức hơn 3.000 cuộc chuyển giao khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới cho hơn 100.000 hộ hội viên, nông dân. Mở 90 lớp dạy nghề cho hơn 2.800 hộ hội viên nông dân.

Các cấp hội cũng đã hỗ trợ thực hiện 11 mô hình trình diễn trong sản xuất cây trồng, như: Mô hình sản xuất lúa theo 3 giảm 3 tăng, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất lúa theo 1 phải 5 giảm,…

Ngoài ra, bằng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân đã giải ngân hơn 64.121,390 tỷ đồng cho hơn 10.200 hộ lượt vay.

Tiền Giang: Làm tốt việc này, tỉnh có thêm hơn 100.000 hộ nông dân có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng   - Ảnh 4.

Nuôi cá kiểng đang là mô hình sản xuất được nông dân Tiền Giang chưa uộng vì cho giá trị kinh tế cao.

Tham dự Hội nghị sơ kết Chuyên đề thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" năm 2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng cho biết, từ Chuyên đề thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi" đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tiên tiến đều khắp trên địa bàn tỉnh.

Các mô hình sản xuất này tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, tinh thần cho người dân.

Ông Trọng cũng cho rằng, Hội Nông dân cần tuyên truyền, vận động hơn nữa để nông dân thay đổi tư duy sản xuất từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp để bà con nông dân phát triển đời sống hơn.

Đồng quan điểm, ông Phạm Minh Hùng, Trưởng cơ quan Thường trực phía Nam Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, Hội Nông dân các cấp cần tập trung nguồn lực để xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp.

Tiền Giang: Làm tốt việc này, tỉnh có thêm hơn 100.000 hộ nông dân có thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng   - Ảnh 5.

Hơn 13 tập thể và 150 NDSXKDG được tuyên dương tại Hội nghị.

"Để thay đổi từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn cho nông dân, Hội nông dân cần lấy nông dân sản xuất kinh doanh giỏi làm nồng cốt", ông Hùng chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem