Tiền Giang: Vì sao ông tỷ phú nông dân này phải cho đàn rắn mối uống thuốc "triệt sản tạm thời"?

Trần Đáng Thứ tư, ngày 13/10/2021 06:30 AM (GMT+7)
Anh Đoàn Ngọc Linh (xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), chủ trại nuôi rắn mối lớn nhất miền Tây Nam bộ cho biết, đã quyết định cho rắn mối ăn thuốc ngưng đẻ (triệt sản tạm thời) vì không bán được rắn mối do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bình luận 0

Hiện, trại nuôi rắn mối thịt và nuôi rắn mối giống của anh Linh có diện tích 5.000m2, đặt tại Kiên Giang.

Tiền Giang: Mất đầu ra, chủ trại nuôi rắn mối “khủng” nhất miền Tây cho rắn uống thuốc ngưng đẻ - Ảnh 1.

Hiện, trại rắn mối của anh Đoàn Ngọc Linh (xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) còn hàng chục ngàn con rắn mối chưa bán được do dịch Covid-19 bùng phát. Ảnh: Trần Đáng.

Cho rắn mối uống thuốc ngưng đẻ

Những năm gần đây, phong trào nuôi rắn mối nổi lên ở các tỉnh phía Nam. Nuôi rắn mối được xem là nghề độc lạ giảm nghèo, làm giàu cho nhiều nông dân miền Tây.

Thường nông dân chỉ nuôi rắn mối với quy mô trại khoảng 100m2 – 200m2. Mật độ nuôi rắn mối 70 – 80 con bố mẹ/m2.

Với diện tích này nông dân nuôi rắn mối đã có doanh thu 15 - 20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, anh Linh mở trại rắn mối lên 5.000m2. Đây là trại nuôi rắn mối thứ 3 của anh Linh ở các tỉnh phía Nam.

Tuy nhiên, 2 năm nay, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhất là từ tháng 3/2021 đến nay, số lượng bán rắn mối giống và rắn mối thịt của anh Linh bế tắc.

Theo anh Linh, vào thời điểm bình thường, anh bán ra thị trường 25.000 – 30.000 con rắn mối giống/tháng và khoảng 2 tấn rắn mối thịt/tháng.

Nhưng 2 năm nay qua lượng rắn mối bán ra rất ít. Thậm chí, từ tháng 3/2021 đến nay trại nuôi rắn mối của anh Linh không còn khách đặt hàng.

Tiền Giang: Mất đầu ra, chủ trại nuôi rắn mối “khủng” nhất miền Tây cho rắn uống thuốc ngưng đẻ - Ảnh 3.

Để giảm tổn thất thu lỗ của trại rắn mối, anh Linh phải cho rắn mối ăn thuốc để ngừng sinh sản. Ả: Trần Đáng.

"Rắn mối trong trại tồn đọng rất nhiều, không đếm xuể", anh Linh chia sẻ.

Mặc dù, một phần thức ăn cho rắn mối đã tự sảm xuất, nhưng hiện anh Linh vẫn phải tốn khoảng 3 triệu đồng/ngày tiền mua thức ăn cho rắn mối.


Tiền Giang: Mất đầu ra, chủ trại nuôi rắn mối “khủng” nhất miền Tây cho rắn uống thuốc ngưng đẻ - Ảnh 4.

Anh Đoàn Ngọc Linh (xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang kiểm tra đàn rắn mối trong trại nuôi rắn mối. Ảnh: Trần Đáng.

"Bán rắn mối không được, lại tốn tiền thức ăn, nên tôi đã cho rắn mối uống thuốc tạm ngưng đẻ", anh Linh thổ lộ.

Lo thị trường rắn mối

Gần chục năm trước, anh Linh là một hiện tượng nuôi rắn mối làm giàu ở miền Tây Nam bộ.Từ một công nhân, anh Linh vay tiền mua giống rắn mối về nuôi và trở thành tỷ phú.

Ban đầu, anh Linh nuôi và bán rắn mối thịt. Nhưng sau khi thấy thị trường rắn mối giống hút hàng, giá cao anh Linh làm thêm rắn mối giống.

Lúc đầu, thị trường rắn mối của anh Linh chủ yếu trong tỉnh Tiền Giang. Nhưng giờ, rắn mối giống và thịt của anh Linh đã có mặt khắp cả nước.

Anh Linh cho biết, nuôi rắn mối không khó, lại ít tốn công.

Thức ăn của rắn mối chủ yếu là các loại côn trùng, hoặc cơm nguội trộn với trứng gà, tép băm nhuyễn.

"Người nuôi chỉ cần chịu khó chăm sóc, vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho rắn mối", anh Linh chia sẻ. 

Theo anh Linh, hiện giá rắn mối khá bất định do thị trường rắn mối ngưng mua bán quá lâu.

"Hiện, khó nói chính xác giá rắn mối, chỉ báo giá chung chung. Sau dịch Covid-19 phải tạo lại giá rắn mối", anh Linh bộc bạch.

Tiền Giang: Mất đầu ra, chủ trại nuôi rắn mối “khủng” nhất miền Tây cho rắn uống thuốc ngưng đẻ - Ảnh 5.

Thương lái thu mua rắn mối. Ảnh: Trần Đáng.

Theo anh Linh, hiện giá rắn mối giống 6.000 – 10.000 đồng/con, rắn mối thịt 270.000 – 300.000 đồng/kg.

"Rắn mối chủ yếu bán cho nhà hàng, quán nhậu. Giờ quán xá nghỉ hết rồi nên thị trường rắn mối cũng đóng băng. Tôi lo cho thị trường rắn mối khó hồi phục như xưa lắm".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem