Trên "Vịnh Hạ Long" ở Yên Bái, trên dân trồng cây nuôi gà, dưới thả cá đặc sản, ai đến cũng ưng

Hoàng Hữu Thứ năm, ngày 05/12/2024 19:00 PM (GMT+7)
Trên hồ thủy điện Thác Bà được ví như "Vịnh Hạ Long" ở Yên Bái, chị Nguyễn Thị Hà, trấn Yên Bình (huyện Yên Bình) đã thành công với mô hình kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch. Trên đồi chị trồng cây nuôi gà, dưới lồng chị thả cá đặc sản...Khách du lịch ghé tham quan mô hình này rất hứng thú.
Bình luận 0

Cũng như bao người phụ nữ khác, khi mới lập gia đình, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hà ở tổ dân phố số 13 (thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) gặp rất nhiều khó khăn do không có thu nhập tốt hơn. 

Trên đồi trồng cây, nuôi gà, dưới nước nuôi cá làm du lịch chị nông dân thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 1.

Hệ thống lồng nuôi cá đặc sản trên hồ Thác Bà của gia đình chị Nguyễn Thị Hà, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.  Hồ Thác Bà là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, được ví như "Vịnh Hạ Long" ở Yên Bái. Ảnh P.V.

Nhưng với bản tính chăm chỉ, chịu khó, vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm, sau khi có chút vốn liếng, vợ chồng chị đầu tư trồng rừng, chăn nuôi cá trên hồ Thác Bà…để phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Vừa làm vừa tự học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, tivi, đồng thời được các cấp các ngành chính quyền địa phương tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn nên mô hình của gia đình bước đầu đem lại hiệu quả.

Các loại sản phẩm từ cá của đình chị Hà được bán hàng khắp các tỉnh, qua mạng xã hội khách nơi đâu cần chị đều chuyển bán đến đó. 

"Chúng tôi bán cả cá giống và cá thịt, chủ yếu là cá lăng và cá ngạnh nuôi trên hồ Thác Bà. Cũng có những thất bại do gió bão, bệnh tật, nguồn nước nhưng qua thời gian, mỗi một năm cũng rút được kinh nghiệm, dần dần gia đình cũng phát triển thêm tạo công ăn việc làm cho anh em hoặc chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi cho những hộ có nhu cầu phát triển", chị Hà chia sẻ.

Trên đồi trồng cây, nuôi gà, dưới nước nuôi cá làm du lịch chị nông dân thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 2.

Trên lồng chị Nguyễn Thị Hà, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái nuôi nhiều loại cá đặc sản nhưn cá lăng, cá ngạnh, cá nheo. Ảnh: P.V

Mạnh dạn trong phát triển kinh tế, gia đình chị đầu tư trên 400 triệu đồng để làm đường giao thông cũng như kéo điện lưới từ đất liền ra khu vực lồng bè để nuôi cá. 

Cùng đó, với mong muốn phát triển và duy trì nguồn thu nhập, gia đình chị chuyển nuôi các loại cá như cá nheo, cá ngạnh, cá lăng… phục vụ nhu cầu cho các hộ dân tại địa phương và xuất đi Hải Phòng, Lào Cai…Hiện gia đình chị có trên 80 lồng cá các loại… 

"Để phát triển kinh tế hiệu quả, gia đình tôi quy hoạch đầu tư bài bản, đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường nên cá sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình mỗi năm cung cấp khoảng 60 tấn cá các loại", chị Hà nói và cho biết.

Với kinh nghiệm nuôi cá trên Hồ Thác Bà trên 10 năm, để cá nuôi phát triển, gia đình chị bổ sung các loại khoáng chất, vitamin để tăng sức đề kháng cho cá; đồng thời kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nguồn thức ăn để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong quá trình nuôi trồng. Nhờ có nguồn thức ăn sạch nên việc tiêu thụ của gia đình luôn thuận lợi, giá trị cao.

Trên đồi trồng cây, nuôi gà, dưới nước nuôi cá làm du lịch chị nông dân thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 3.

Các sản phẩm từ cá của gia đình chị Nguyễn Thị Hà, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được xuất bán đi nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ảnh: P.V

Bên cạnh việc nuôi cá, gia đình chị Hà còn trồng 10 ha cây keo, bồ đề, quế, chăn nuôi trên 200 con gà … Nhận thấy lợi thế về mặt nước cũng như cảnh quan của hồ Thác Bà gia đình chị còn đầu tư 3 thuyền du lịch kinh doanh thêm dịch vụ đưa đón khách thăm quan trên hồ. Anh chị cũng đã đầu tư 10 chiếc thuyền để bắt cá và thu mua cá cho người dân vùng hồ… 

Trên đồi trồng cây, nuôi gà, dưới nước nuôi cá làm du lịch chị nông dân thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Hà, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cũng đầu tư 10 thuyền để đánh bắt và thu mua cá trên vùng hồ Thác Bà. Ảnh: P.V.

Đến nay, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình chị Hà đã tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức lương khoảng 7 đến 8 triệu đồng 1 người/ tháng. Nhờ vậy, mỗi năm, gia đình chị Hà có nguồn thu trên 400 triệu đồng.

"Tôi cũng muốn đầu tư thêm vài lông nuôi cá nữa, sửa sang những lồng bị hỏng sau cơn bão số 3 vừa qua. Gia đình cũng mong muốn được các cấp tiếp tục quan tâm hướng dẫn kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để dựa vào hồ phát triển kinh tế", chị Hà bày tỏ.

Với nỗ lực vươn lên, nhiều năm qua, gia đình chị Hà luôn là một trong những hộ phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương. Lựa chọn ngành nghề để phát triển kinh tế tuy không mới nhưng chị Hà có được sự thay đổi trong tư duy, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó mà nuôi con gì, trồng cây gì đều gặt hái những thành công. 

Không chỉ làm giàu cho gia đình, chị Hà và các thành viên trong gia đình còn thường xuyên hướng dẫn, phổ biến kiến thức sản xuất, hỗ trợ giúp đỡ các hộ khó khăn tại địa phương vươn lên thoát nghèo..

Trên đồi trồng cây, nuôi gà, dưới nước nuôi cá làm du lịch chị nông dân thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 5.

Nhận thấy lợi thế về mặt nước cũng như cảnh quan đẹp của hồ Thác Bà, gia đình chị Nguyễn Thị Hà, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái còn đầu tư 3 thuyền du lịch kinh doanh thêm dịch vụ đưa đón khách thăm quan trên hồ. Ảnh: P.V.

Bà Nguyễn Thị Thu Bích, Tổ trưởng tổ dân phố số 13 thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình cho biết, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình chị Hà là một trong những mô hình phát huy rất hiệu quả. Không những làm giàu cho gia đình, chị Hà còn thường xuyên giúp đỡ các hộ gia đình hàng xóm, anh em bạn bè.

"Đối với tổ dân phố chị cũng tạo rất nhiều công ăn việc làm cho mọi người, đóng góp rất nhiều cho cộng đồng địa phương, ví dụ làng xóm cần huy động làm đường là chị đứng lên hỗ trợ đầu tiên, những việc làm như vậy rất tốt và được bà con quý mến", bà Bích nói. 

Có thể nhận thấy, hiệu quả kinh tế từ mô hình chăn nuôi tổng hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Hà không chỉ mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình mà còn là động lực để nhiều hội viên nông dân và người dân địa phương học tập và làm theo, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương ngày càng phát triển.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem