Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bốn tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu 14,32 tỷ USD; xuất siêu 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.
Theo đó, đóng góp vào kết quả này có: Nông sản 10,44 tỷ USD, tăng 32,5%; lâm sản 5,18 tỷ USD, tăng 22,8%; thủy sản 2,68 tỷ USD, tăng 4,2%; chăn nuôi 152 triệu USD, tăng 3,6%; đầu vào sản xuất 616 triệu USD, tăng 2,6%.
Về giá trị xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước, cụ thể như: gỗ và sản phẩm gỗ 4,84 tỷ USD (tăng 23,7%); cà phê 2,57 tỷ USD (tăng 57,9% với lượng 756 nghìn tấn, tăng 5,4%); gạo 2,08 tỷ USD (tăng 36,5% với lượng 3,23 triệu tấn, tăng 11,7%); điều 1,16 tỷ USD (tăng 21,2% với lượng 216 nghìn tấn, tăng 32,4%); rau quả 1,8 tỷ USD (tăng 32,1%); tôm 937 triệu USD (tăng 5,9%).
Về giá xuất khẩu bình quân: Gạo 644 USD/tấn, tăng 22,2%; cà phê 3.402 USD/tấn, tăng 49,7%, cao su 1.487 USD/tấn, tăng 6,9%; hạt tiêu 4.214 USD/tấn, tăng 36,4%. Riêng hạt điều 5.375 USD/tấn, giảm 8,4%; chè 1.632 USD/tấn, giảm 2,0%…
Riêng tháng 4, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 5,14 tỷ USD, tăng 19,7% so với tháng 4/2023; trong đó, nông sản chính 2,83 tỷ USD (tăng 29,2%), lâm sản 1,39 tỷ USD (tăng 18,6%), chăn nuôi 40,8 triệu USD (tăng 5,9%),...
Về thị trường: Giá trị xuất khẩu tới các thị trường đều tăng. Trong đó, xuất khẩu sang Châu Á 8,87 tỷ USD (tăng 19,8%); Châu Mỹ 4,2 tỷ USD (tăng 24,6%); Châu Âu 2,55 tỷ USD (tăng 38,6%); Châu Đại Dương 268 triệu USD (tăng 26%) và Châu Phi 332 triệu USD (tăng 33,3%).
Sáng 6/5, trả lời báo chí về kết quả xuất khẩu nông lâm thủy sản bốn tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định với sự chủ động, cộng với làm tốt công tác dự báo tình hình thế giới và biến đổi khí hậu, kết quả của ngành nông nghiệp vẫn đang rất tốt.
Ông Tiến cho hay, bên cạnh đà tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu, các thị trường chính và thị trường ngách cũng được mở rộng. Theo đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất; giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 20,1%, tăng 25,7%; Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% và Nhật Bản chiếm 6,9%, tăng 9,6%. Ngoài ra, nông sản cũng được xuất khẩu sang các nước Hồi giáo Halal, Trung Đông, Châu Phi...
"Cơ cấu thị trường có sự thay đổi, điều này cho thấy chất lượng nông sản, vùng nguyên liệu, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và xúc tiến thương mại được chúng ta làm rất tốt, theo chiều sâu...", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Để thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai thực hiện các Chiến lược, Đề án, Quyết định của từng lĩnh vực cụ thể, như: Chiến lược số 523 ngành lâm nghiệp, Chiến lược số 339 ngành thủy sản, Quyết định 1520 ngành chăn nuôi... Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại phải tranh thủ cơ hội từ các thị trường chính và thị trường ngách.
"Chưa bao giờ xuất khẩu cà phê vượt qua được mốc 4 tỷ USD, nhưng 4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đã đạt 2,57 tỷ USD, bởi vậy sản phẩm của chúng ta phải thâm nhập sâu hơn, đặc biệt là Châu Âu. Đối với gạo, có những năm kim ngạch xuất khẩu rất thấp, nhưng thời điểm này, gạo đang được giá thì chúng ta phải tăng cường xuất khẩu vào các thị trường...", Thứ trường Tiến nói.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, các tháng 5, 6 và 7 tới đây sẽ bước vào thời gian thu hoạch chính vụ của nhiều loại trái cây, bởi vậy, lãnh đạo Bộ đã tổ chức các hội nghị chuyên đề, từ đó, có kế hoạch, giải pháp tiêu thụ cho từng đối tượng cụ thể.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.