Trong hơn 10 năm tư vấn về chiến lược marketing online và xu hướng digital business, tôi nhận ra một điều: các doanh nghiệp Việt khá nhanh nhạy trong việc tiếp cận thị trường kinh doanh online, e-commerce, các nền tảng số, tích hợp hệ thống tiếp thị liên kết super affiliate như kiểu Amazon & Shopee hay kể cả gần đây là xu hướng blockchain… Ngoại trừ một số ít thành công nhờ chiến lược tầm xa với tầm nhìn rộng và cam kết đầu tư lớn, phần lớn trong số đó là “thử nghiệm”, “thử sức”, “lướt trend, bắt trend” hay thậm chí là “lợi dụng” tranh tối tranh sáng để trục lợi…
Ông Thân Đức Hoà (Matthew) trong banner một chương trình do công ty Modern Communication phối hợp tổ chức cùng TechData cho khách hàng Autodesk tại Việt Nam.
Khoảng những năm 2011, tôi nhớ lúc đó Facebook marketing rất tiềm năng. Chỉ cần “xây tường” profile thật nghiêm túc, bạn cũng đã có thể bán được hàng và tìm được khách hàng, đối tác kinh doanh phù hợp. Các “nhân vật” trước đó chỉ nghe trên báo giấy và truyền thông chính thống thì chúng ta chỉ nghe nói hay đứng từ xa, nhưng giờ đây bắt đầu sử dụng mạng xã hội như một thói quen tự nhiên giống như Twitter, LinkedIn, Reddit,… càng trở nên phổ biến.
Xu hướng này bắt đầu “lan truyền” đến Việt Nam, 2 ông lớn Facebook hay YouTube cũng không ngoại lệ. Người dùng đã bắt đầu sử dụng các nền tảng này nhiều hơn bên cạnh “ông gồ” đã ngày càng trở nên phổ biến với người Việt trong việc tìm kiếm các thông tin cần thiết trên mạng internet.
Năm 2014, thị trường kinh doanh online lúc đó thật sự khá dễ tính, ngay cả việc chỉ cần chụp vài bộ hình sản phẩm thật đẹp và bắt mắt rồi chạy quảng cáo Facebook, Google không thôi là cứ phải nói một câu nôm na kiểu như bán hàng phà phà. Tôi nhớ lại lúc đó có một người em của tôi, chạy quảng cáo 1 tháng chi ra 1 tỷ nhưng có tháng doanh số kiếm được lên tới 5 tỷ đồng,…
Thế rồi chuyện đua nhau chạy quảng cáo đã xảy ra sự cạnh tranh khốc liệt, giá thầu cứ đẩy cao lên nhưng hiệu suất chuyển đổi lại dần giảm đi.
Và thế là (tôi tóm tắt lướt nhanh một chút), xu hướng về Livestream bán hàng xuất hiện sau đó cùng với việc nâng cấp nền tảng của các “ông lớn”. Như cá gặp nước, những cá nhân, tổ chức bán hàng online, bán quần áo, bán phụ kiện, bán giầy dép… đã kiếm cả một gia tài, có phải vậy không cả nhà?
Một trong những điều kể đến ở đây là xu hướng kinh doanh mỹ phẩm online đã bùng nổ. Một số người bạn của tôi đã mở công ty kinh doanh mỹ phẩm từ rất sớm. Họ tạo ra doanh thu hàng trăm tỷ thậm chí là hàng ngàn tỷ. Họ bán lẻ, tuyển đại lý và xây dựng hệ thống, kênh phân phối bán hàng qua các mạng xã hội. Không may thay, thời gian ngắn sau đó, kế tiếp xu hướng kinh doanh online sản phẩm thì một xu hướng mới đã xuất hiện, xu hướng về coin và token xuất hiện tranh tối tranh sáng, phần nhiều những cá nhân cộng đồng MMO (make money online), internet marketer, super Affiliate maketer,... đã chuyển hướng sang thị trường số.
Thị trường kinh doanh online sản phẩm vì thế gặp không ít các khó khăn. Rất nhiều công ty ra đời và chưa đến 1-2 năm thì “tắt lịm”. Tại sao tôi dùng từ này, khi ra mắt thì các công ty thường khai trương, tổ chức sự kiện đào tạo rất hoành tráng, nhưng khi rút thì khá lặng lẽ, kín tiếng và âm thầm.
Những năm gần đây, chúng ta thấy được sự vượt lên ngoạn mục của e-commerce kết hợp affiliate marketing. Tại Việt Nam, mặc dù Shopee không phải là đơn vị tiên phong giống như Lazada nhưng giờ thì các bạn đã biết rồi đấy. Tiki Việt Nam đi lên từ bán sách nhưng giờ đây cũng có thể được coi là Top 5 tại thị trường Việt.
Thân Đức Hoà (Matthew Than) tại chương trình Marketing Workshop của Tập đoàn AutoDesk & TechData
Nắm bắt xu hướng này, các nhà đầu tư (NĐT) gần đây cho ra mắt một số nền tảng TMĐT mini kết hợp với tiếp thị liên kết afiliate và networking. Với tư cách là một chuyên gia marketing online và là nhà đào tạo doanh nghiệp cho khoảng 500 công ty trong và ngoài nước từ khoảng 20 năm nay, từ nội bộ “in -house”, “Private “, hiếm hoi Public, tôi ủng hộ xu hướng kinh doanh này vì “nó” mang cơ hội tuyệt vời đến cho các chủ doanh nghiệp SME, các doanh chủ siêu nhỏ hay những CEO trẻ đang muốn mở công ty riêng, sở hữu một công việc kinh doanh riêng tại nhà kết hợp với nền tảng số. Thì đây, ngách này lại là một niches rất tốt nhưng cũng đòi hỏi sự đam mê, sáng tạo và nhiều thách thức.
Khi nghiên cứu và tư vấn tái cấu trúc chuyển đổi số cho các công ty, tôi đã tìm ra điều này: một số thì thiếu CEO có kinh nghiệm và ảnh hưởng; đa số thiếu hẳn đi hệ thống Training, Educate thị trường, xây dựng và hỗ trợ chăm sóc cộng đồng. Chiến lược thương hiệu số, chiến lược digital phổ quát & nâng cao dịch vụ trải nghiệm khách hàng cũng không được quan tâm đúng mức. Và và còn rất nhiều các chiến lược và kế hoạch trong dài hạn giai đoạn mỗi 3-5 năm.
Nếu bắt được nhịp xu hướng, dù chỉ là một lần lựa chọn đúng, thì rất có thể doanh nghiệp “tí hon” cũng trở thành công ty bạc chục triệu, trăm triệu.
Thông tin liên hệ:
Thân Đức Hoà, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đào tạo & Truyền thông MBR
Whatsapp: 84915786039
Email: mbr.edu.vn@gmail.com
Blog: https://thanduchoa.org
Website: https://mbr.edu.vn
Vui lòng nhập nội dung bình luận.