Anh Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Dược liệu Develope cho biết: "Khi vận động thành lập Tổ hợp tác Dược liệu cũng có khó khăn vì cây khôi nhung là loại cây trồng mới lạ ở địa phương nên mọi người còn khá ngại ngần....".
Theo anh Tiến, thêm một khó khăn nữa là với mô hình trồng cây khôi nhung, mọi người chưa biết sẽ bán cây khôi nhung như thế nào, ai thu mua lá khôi nhung, giá bán lá khôi ra sao và hiệu quả kinh tế của cây khôi nhung mang lại đến đâu”.
Giải quyết các vấn đề đó, anh Phạm Văn Tiến đã giải đáp các băn khoăn của mọi người, trong đó có liên kết trồng cây khôi nhung.
Về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây khôi nhung, anh Tiến trực tiếp hướng dẫn. Về sản phẩm lá khôi nhung, anh Tiến trực tiếp thu mua lá cây khôi nhung theo giá thị trường.
Về thị trường, nhu cầu đối với lá cây khôi nhung rất lớn vì lá khôi nhung là loại dược liệu được dùng để bào chế thuốc chữa dạ dày.
Ngày thành lập, Tổ hợp tác có 13 thành viên tham gia trồng 5 sào cây khôi nhung. Đến nay, đã có thêm 2 thành viên tham gia Tổ hợp tác và tổng diện tích trồng cây khôi nhung đạt 3 ha.
Cây khôi nhung trồng ở xã Đào Thịnh đã cho hiệu quả kinh tế bước đầu.
Một trong những cách trồng cây khôi nhung là trồng hom. Do trồng hom nên đến tháng 9 năm 2019, các thành viên Tổ hợp tác đã thu hoạch lứa lá khôi nhung đầu tiên.
Anh Tiến thu mua lá khôi nhung với giá 200.000 đồng/kg lá khô, lá khôi nhung tươi có giá 30.000 đồng/kg, tính ra tất cả được 13 kg lá khô.
Từ tháng 9 năm 2019 đến nay, đã có thêm 4 lứa lá khôi nhung của các thành viên Tổ hợp tác cho thu hoạch, bình quân mỗi lứa được hơn 20 kg lá khô.
Lá khôi nhung thu hái đến đâu anh Tiến thu mua hết đến đó. Như vậy, tổng thu từ cây khôi nhung của các thành viên Tổ hợp tác trong vòng một năm là 20 triệu đồng.
Anh Tiến đã thu mua của các thành viên Tổ hợp tác và xuất bán cho Công ty TNHH Một thành viên Việt Pháp ở Nam Định khoảng 1 tạ lá khôi nhung khô.
Là một trong số thành viên đầu tiên tham gia Tổ hợp tác trồng cây khôi nhung, ông Nguyễn Trí Tuệ ở thôn 5 Khe Sấu, xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) trồng 600 cây khôi nhung bằng hom, tương đương 1 sào.
Ông chia sẻ, vào Tổ hợp tác là mong muốn được thử nghiệm trồng giống cây mới như cây khôi nhung và tin tưởng có hiệu quả kinh tế, có tiềm năng phát triển.
Vào Tổ hợp tác cũng là một cách tiếp cận nhanh và có nhiều thông tin, khi sản phẩm thành hàng hóa thì cũng dễ bán và được giá hơn.
600 cây khôi nhung đã cho ông Tuệ thu 6 lứa, mỗi lứa 10 kg lá tươi, bán giá 30.000 đồng/kg. Hiện tại, ông đã trồng thêm 300 cây khôi nhung khác và cũng vừa nghiệm thu xong 7.000 m2 đất đăng ký trồng cây khôi nhung do huyện Trấn Yên hỗ trợ giá giống.
Ông Tuệ nói: "Trồng cây khôi nhung vào 3 vụ trong năm, chăm sóc đơn giản, nhàn công, toàn bộ đều sử dụng phân gà ủ với trấu và chế phẩm vi sinh, không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Nếu được chăm sóc tốt thì cây khôi nhung cho giá trị không nhỏ”.
Năm 2020, các thành viên Tổ hợp tác đã đăng ký trồng thêm 3 ha cây khôi nhung có hỗ trợ của huyện Trấn Yên về giá giống cây khôi nhung theo tỷ lệ 50 - 50 và đang trong quá trình tiến hành nghiệm thu đất.
Hiện nay, giá một cây khôi nhung giống là 8.000 đồng là khá cao và phải mua ở tỉnh Phú Thọ.
Anh Phạm Văn Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đào Thịnh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Dược liệu Develope cho biết: "Giá giống cây khôi nhung cao, chúng tôi phải mua chứ chưa có nguồn để tự nhân hom nên phần nào hạn chế việc mở rộng diện tích. Ngoài ra, khôi nhung là loại cây nhất thiết phải bảo đảm tỷ lệ che phủ đạt yêu cầu khi được trồng dưới tán cây khác”.
Mục tiêu trước mắt của Tổ hợp tác Dược liệu Develope xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) sẽ phát triển cây khôi nhung lên 20 ha để bảo đảm sản lượng cung ứng nhằm tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Các thành viên cũng sẽ tập trung chăm sóc tốt để nâng cao tỷ lệ dược tính của cây khôi nhung, không ngừng nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.