Những cây cảnh này khá phổ biến trong vườn nhà ở các vùng nông thôn. Nhắc đến chúng, nhiều người sẽ nhớ đến tuổi thơ hái quả dại, hoa thơm để ăn hay pha trà.
Những bông hoa vườn nhà ướp hương vào trong tận giấc ngủ, không thể nào quên được.
Những cây cảnh này không chỉ cho lá, hoa đẹp, tô điểm cho ngôi nhà của bạn mà còn có hoa, quả ăn được, còn có tác dụng chữa bệnh, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, nấu canh dưỡng sinh, pha trà bổ dưỡng...
Cây Kim Ngân Hoa có tên khoa học là Flos Lonicerae, tên tiếng Anh là Lonicera Japonica Thunb, họ Kim Ngân (Caprifoliaceae)
Kim ngân hoa là loại dây leo bằng thân quấn, thân non có lông màu nâu đỏ, thường mọc thành bụi; cành non có lớp lông bao phủ và màu hơi đỏ có vân.
Lá cây kim ngân hoa mọc đối, hình mũi mác, cụm hoa mọc kẽ lá màu trắng, sau ngả sang màu vàng, quả hình cầu màu đen.
Hoa cây kim ngân mới nở có màu trắng tinh để sau vài ngày hoa bắt đầu chuyển qua màu vàng óng. Vì thế, trên cành luôn có 2 màu trắng - vàng nổi bật. Ngoài ra, kim ngân hoa còn có màu vàng - đỏ cũng rất đẹp mắt. Cây cảnh này có thể trồng trong chậu hoặc ngoài vườn, làm hàng rào rất đẹp.
Trong phong thủy, cây cảnh này mang lại sự may mắn, ấm áp và hạnh phúc cho người trồng. Cây cảnh phát triển tốt, sinh trưởng nhanh, ra hoa đều là những biểu hiện cho vượng khí tốt.
Với tên gọi kim ngân tức là "vàng bạc", cây cảnh này càng có ngụ ý về tài lộc, trồng cây cảnh này trong nhà mang lại tiền bạc đồi dào, làm ăn thịnh vượng cho gia đình.
Không những có hoa thơm màu sắc rực rỡ, kim ngân hoa còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Kim ngân hoa có thể điều trị mụn, nhọt, mẩn ngứa, dị ứng; Điều trị cảm mạo phong nhiệt, dị ứng; Chữa viêm thấp khớp, viêm gan mãn tính, bệnh phổi ở trẻ em...
Ngày xưa, nhiều gia đình hái hoa kim ngân phơi khô để pha trà, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm mẩn ngứa trong mùa hè rất hiệu quả. Người lớn còn dùng hoa kim ngân đun nước để tắm cho trẻ, giảm mẩn ngứa.
Hơn nữa, trà pha từ hoa kim ngân rất thơm, dễ uống, là thứ nước đặc biệt hiếm khi có thể tìm lại ở thôn quê.
Ngày xưa, nhiều nhà trồng cây cảnh kim ngân hoa ở vườn để ngắm hoa và làm vị thuốc khi cần thiết. Ngày nay, nhiều người cũng thích trồng cây cảnh này vì ý nghĩa phong thủy tốt. Cây cảnh này cũng có tuổi thọ rất cao, có thể trường tồn trong gia đình.
Cây cảnh kim ngân hoa cũng được nhiều nơi bán, giá cả phải chăng, một gốc cây bonsai cổ thụ không quá đắt. Những cây cảnh này cũng có dáng rất đẹp, xứng đáng được đặt trong nhà làm cảnh.
Với tán lá tươi tốt và được chăm sóc thích hợp, cây cảnh này có thể nở hoa từ tháng 4, tháng 5 cho đến tháng 10. Nó có một số lượng lớn hoa và thời gian nở hoa kéo dài.
3. Cây cảnh: Chanh, quất
Cây chanh hay cây quất cũng là cây cảnh thường gặp ở vườn xưa. Mỗi nhà đều tùy tiện trồng vài cây chanh, cây quất ở góc vườn để hưởng hương hoa thơm ngát và lấy quả để ăn, pha nước uống hoặc làm thuốc.
Trong phong thủy, cây chanh, quất có tác dụng giúp gia chủ giữ vượng khí và ngăn chặn khí xấu vào nhà. Những cây cảnh này trĩu quả vàng, tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc.
Đặc biệt, cây cảnh quất thường trĩu quả vàng vào dịp năm mới càng có ý nghĩa mang may mắn và sức khoẻ dồi dào cho chủ nhà. Ngoài ra, chúng còn biểu tượng cho một năm mới “bội thu” dành cho gia chủ.
Điều này, giải thích nguyên nhân vì sao mỗi lần Tết đến, chúng ta thường mua một chậu quất có nhiều trái chín vàng chưng trong nhà. Cây cảnh càng có nhiều lộc lá, càng sai quả càng mang lại may mắn, đại cát cho gia đình.
Chanh, quất cũng là loại quả gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nước chanh, nước quất cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát bổ vào mùa hè.
Ngày nhỏ, khi bị ho, tôi cũng được bà hoặc mẹ hấp quất với đường phèn cho ăn, có tác dụng chữa ho khá hiệu quả.
Trong Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết can khí.
Phần lá, rễ và vỏ quả chanh thường dùng chữa tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét...
3. Cây cảnh: Kỷ tử
Cây cảnh kỷ tử (còn gọi là câu kỷ tử, câu khởi, thiên tinh, địa tiên, khước lão), tên tiếng Anh là fructus lycii (hoặc wolfberry, goji berry), tên khoa học là Lycium barbarum.
Trước đây, bạn cũng thường gặp cây cảnh này ở vườn nhà, làm hàng rào, mọc hoang ở các vùng núi. Trẻ em thích nhất loại quả nho nhỏ mà ngọt ngào này. Tùy tiện trên đường đi chơi có thể ghé vào bờ rào để vặt quả ăn.
Cây cảnh này thực chất là vị thuốc quý, có mặt trong nhiều bài thuốc. Nó cũng được cho vào nhiều món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Đây là một vị thuốc cổ truyền nổi tiếng, có thể dùng để pha trà, nấu canh giúp nâng cao khả năng miễn dịch và bảo vệ gan. Nhiều chị em thích pha trà với kỷ tử, táo đỏ để giúp dưỡng da, bổ máu, làm đẹp.
Kỷ tử rất giàu vitamin và nguyên tố vi lượng, có tác dụng bổ gan, cải thiện thị lực, bổ thận tráng dương, nâng cao khả năng miễn dịch...
Quả kỷ tử còn có thể dùng để nấu canh, ngâm rượu... rất được mọi người ưa thích. Ở một số vùng quê, tại nơi hoang dã, bạn có thể dễ dàng hái được một lượng lớn quả kỷ tử để về phơi khô, dùng dần. Ngày nay, bạn có thể tìm mua dễ dàng quả kỷ tử khô ở những cửa hàng tạp hóa, hàng thuốc.
Vài năm gần đây, kỷ tử mới trở thành cây cảnh được nhiều người ưa thích. Trồng kỷ tử trong nhà vừa để ngắm, vừa để ăn, có thể uốn nắn thành những cây bonsai dáng đẹp.
Khi cây cảnh này kết quả, từng chùm quả đỏ mọng trên cành có ý nghĩa phong thủy đem may mắn, thịnh vượng cho gia đình.
Sức sống của kỷ tử vô cùng mạnh mẽ, ngay cả ở vùng đất nhiễm mặn kiềm cũng có thể sinh trưởng bình thường.
Do đó, bạn có thể tùy tiện trồng trọt, không cần quá chú ý. Tuy nhiên, cây cảnh này cần đủ ánh sáng nên cố gắng càng phơi nắng càng nhiều càng tốt.
Cây cảnh này cũng không ưa nước, tức là đừng tưới quá nhiều nước, đợi đất khô rồi mới tưới. nếu trồng kỷ tử trong chậu cần trồng bằng đất pha cát.
Những cây cảnh này gợi nhớ đến "vườn xưa" nhà bà đã mang lại cho nhiều người những ký ức hạnh phúc, vui sướng của tuổi thơ.
Ngày nay, bạn có thể mang chúng về nhà và trồng ở ban công, góc vườn nhà đều được. Vừa ngắm hoa, ăn quả, tận hưởng hương thơm, lại hái hoa quả làm dược thiện, pha trà dưỡng sinh nhâm nhi... chẳng tuyệt sao.
Còn bạn, bạn nhớ đến cây cảnh gì ở vườn xưa nhà ông bà!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.