5 tàu ngầm đáng sợ nhất thời Chiến tranh Lạnh

H.A Thứ bảy, ngày 21/09/2019 20:31 PM (GMT+7)
Với khả năng tấn công nhóm tàu sân bay của NATO bằng tên lửa hành trình siêu âm mang đầu đạn hạt nhân, Project 949 là một trong những tàu ngầm tốt nhất thời Chiến tranh Lạnh.
Bình luận 0

img

Permit là một trong số các loại tàu ngầm tấn công hạt nhân nhanh nhất từng phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 cho tới năm 1994, cho đến khi Hải quân Mỹ thay thế chúng bằng các tàu ngầm lớp Sturgeon và Los Angeles, theo National Interest. Tàu có trọng tải 4.200 tấn khi hoạt động ngầm, tốc độ 15 hải lý/giờ khi nổi và 28 hải lý/giờ khi chìm, được trang bị các loại ngư lôi tân tiến và tên lửa chống hạm Harpoon. Ảnh chụp USS Greenling (SSN-614), tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Permit của Hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

img

Tàu ngầm nguyên tử lớp Swiftsure của Anh sở hữu nhiều ưu điểm trong thiết kế, cả về công nghệ đóng thân tàu và động cơ đẩy. Đây là loại tàu ngầm đầu tiên sử dụng công nghệ máy bơm phun, giúp động cơ đẩy hoạt động hiệu quả hơn và giảm tiếng ồn. Tàu có trọng tải 5.000 tấn, tốc độ khi lặn là 28 hải lý/giờ, được trang bị ngư lôi tiêu chuẩn và tên lửa hành trình Tomahawk. 6 tàu ngầm nguyên tử lớp Swiftsures phục vụ Hải quân Hoàng gia Anh từ năm 1973 tới 1981 và ngừng hoạt động vào cuối năm 2010. Ảnh: The Sun.

img

Type 209 của Đức là loại tàu ngầm phi hạt nhân chạy bằng điện-diesel được phát triển bởi xưởng đóng tàu Howaldtswerke-Deutsche Werft, để dành riêng cho xuất khẩu. Tàu có trọng tải choán nước 1.810 tấn, tốc độ tối đa 11 hải lý/giờ khi nổi và 22 hải lý/giờ khi lặn. Type-209 được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng mang theo 14 ngư lôi hoặc tên lửa chống tàu UGM-84 Harpoon. Thiết kế thân tàu cơ bản đã chứng minh tính linh hoạt nhằm đáp ứng các nhiệm vụ khác nhau. Tàu có thể sử dụng nhiều loại ngư lôi khác nhau tùy theo yêu cầu chế tạo của nước đặt hàng, nhưng có hai mảng chính là các loại ngư lôi vừa đánh trên mặt vừa đánh dưới nước và các loại ngư lôi chuyên dùng đẻ đánh chìm tàu mặt nước. Type 209 là lựa chọn mang tính khả thi cho các lực lượng hải quân nhỏ nhằm chống tàu ngầm cũng như mối đe dọa tiềm tàng từ các hạm đội lớn hơn. Hiện nhà sản xuất Đức đã bàn giao 61 tàu Type 209 cho các nước khác nhau trên thế giới và dự kiến giao hai chiếc cho Ai Cập vào năm 2016. Ảnh: Wikipedia.

img

Tàu ngầm Project 949 (NATO định danh là lớp Oscar) là đỉnh cao của các loại tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình do Liên Xô chế tạo. Với thiết kế đặc biệt cho các cuộc tấn công, tàu ngầm lớp Oscar có thể tấn công các nhóm tàu sân bay của NATO bằng tên lửa hành trình siêu âm mang đầu đạn hạt nhân P-700 Granit với tầm bắn 550 km. Tàu ngầm có trọng tải choán nước 16.500 tấn, tốc độ khi lặn 32 hải lý/giờ. Nó có thể mang 24 tên lửa Granit và hàng chục quả ngư lôi. Liên xô chế tạo tổng cổng 13 tàu ngầm lớp Oscar, gồm 5 chiếc trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Trong quá trình phục vụ, một trong 13 chiếc Project 949A mang tên K-141 Kursk đã gặp nạn trên biển Barant vào tháng 8/2000, khiến 118 thủy thủ thiệt mạng. Hiện 6 chiếc vẫn phục vụ trong Hải quân Nga. Ảnh: Military Today.

img

Shchuka-B (NATO gọi là lớp Akula) là tàu ngầm nguyên tử tấn công (SSN) đầu tiên của Liên Xô cạnh tranh với tàu ngầm của Mỹ về khả năng giảm thiểu tiếng ồn cũng như tốc độ. Tàu có tải trọng 8.000 tấn. Sở hữu tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ, Akula di chuyển nhanh hơn tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ. Người ta chế tạo vỏ ngoài của tàu ngầm bằng thép không rỉ, nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ. Akula được trang bị tổng cộng 8 ống phóng ngư lôi, từ 1 tới 3 tên lửa không đối đất Igla-M cùng tên lửa hành trình RK-55 Granat. 5 trong số 15 tàu ngầm nguyên tử lớp Akula được đưa vào sử dụng trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Hiện 9 tàu vẫn trong biên chế của Hải quân Nga, chiếc còn lại đang cho Hải quân Ấn Độ thuê. Ảnh: Voice of Russia.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem