Bộ Công nghệ Viễn Thông Ấn Độ năm ngoái đã công bố các hướng dẫn nhằm thúc đẩy các công ty truyền thông xã hội gỡ bỏ nội dung gây tranh cãi và trợ giúp các cuộc điều tra pháp lý. Rõ ràng, động thái của New Delhi phù hợp với động thái của các quốc gia khác đang tìm cách thực hiện quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các công ty internet lớn của Mỹ.
Nó cũng làm tăng vấn đề tuân thủ đối với những công ty như Meta Platforms Inc và Twitter Inc, những công ty này vốn coi Ấn Độ nằm trong số các thị trường tăng trưởng chính của họ.
Các quy tắc năm 2021, có hiệu lực thi hành về mặt pháp lý, đã chỉ đạo các công ty công nghệ bổ nhiệm các cán bộ giải quyết khiếu nại của người dùng. Hình phạt cho việc không tuân thủ bao gồm việc mất hiệu lực việc quản lý máy chủ lưu trữ nội dung ở Ấn Độ và các điều khoản tù.
Giờ đây, theo Quy tắc đạo đức truyền thông kỹ thuật số, năm 2022 sửa đổi, được công bố hôm 28/10, nó bắt buộc các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, YouTube, Instagram, v.v. phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp của Ấn Độ.
Các công ty truyền thông xã hội đã được yêu cầu phải có nhân viên giải quyết khiếu nại nội bộ và chỉ định giám đốc điều hành để phối hợp với các quan chức thực thi pháp luật.
Rõ ràng nhất, Chính phủ Ấn Độ sẽ tiếp tục thành lập một hoặc nhiều Ủy Ban Phúc Thẩm Khiếu Nại. Ủy ban sẽ hướng tới giải quyết kháng nghị trong vòng 30 ngày theo lịch và các công ty liên quan phải tuân theo lệnh của ủy ban, theo các quy tắc nêu rõ.
Các quy tắc CNTT được điều chỉnh cũng mở đường cho việc thiết lập các hội đồng phúc thẩm khiếu nại, sẽ giải quyết các vấn đề mà người dùng có thể gặp phải so với cách các nền tảng truyền thông xã hội giải quyết khiếu nại của họ ban đầu về nội dung và các vấn đề khác.
Thậm chí, các Ủy Ban Phúc Thẩm Khiếu Nại sẽ có thể xem xét các quyết định kiểm duyệt nội dung của các công ty truyền thông xã hội.
Bộ trưởng viễn thông Ấn Độ Ashwini Vaishnaw đã tuyên bố trên dòng tweet: "Tiến tới trao quyền cho người dùng, Ủy ban Phúc thẩm Khiếu nại". Ông cho biết thêm rằng, các Ủy ban Phúc thẩm Khiếu nại sẽ được thành lập trong vòng ba tháng. Mỗi Ủy ban Phúc thẩm Khiếu nại sẽ bao gồm một chủ tịch và hai thành viên chuyên trách do chính quyền trung ương bổ nhiệm.
Chính phủ còn cho biết Ủy ban Phúc thẩm Khiếu nại sẽ có quyền đảo ngược quyết định của công ty truyền thông xã hội. Các cá nhân sẽ được phép nộp đơn kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ viên chức khiếu nại. Các ủy ban được chỉ định cũng sẽ được yêu cầu "giải quyết nhanh chóng các kháng nghị như vậy" và đưa ra giải pháp của mình trong vòng 30 ngày, bản sửa đổi nêu rõ.
Sửa đổi mới nhất đối với luật CNTT cũng yêu cầu các công ty truyền thông xã hội phải thừa nhận các khiếu nại của người dùng trong vòng 24 giờ và giải quyết chúng trong vòng 15 ngày. Trong trường hợp yêu cầu xóa nội dung, khiếu nại sẽ được giải quyết trong vòng 72 giờ, bản sửa đổi cho biết.
Theo các quy tắc sửa đổi, chúng sẽ có hiệu lực từ ngày 28 tháng 10, một hoặc nhiều Ủy ban Phúc thẩm Khiếu nại sẽ được thành lập để xử lý các khiếu nại từ người dùng. Bởi trước đó vào tháng 6, chính phủ đã ban hành dự thảo thay đổi đối với luật CNTT yêu cầu các công ty "tôn trọng các quyền được dành cho công dân theo hiến pháp của Ấn Độ" .
Có thể nói, các quy tắc sửa đổi thực sự khiến tất cả các nền tảng mạng xã hội phải tuân thủ luật Hiến pháp chủ quyền của Ấn Độ, đó là điều bắt buộc.
Những thay đổi này diễn ra ngay khi tỷ phú Elon Musk nắm quyền kiểm soát Twitter, tự bổ nhiệm mình là người đứng đầu công ty và cam kết đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên nền tảng này.
Ấn Độ đã có mối quan hệ đặc biệt gây tranh cãi với Twitter trong vài năm qua khi chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi tìm cách giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với nền tảng này. Giờ đây, viễn cảnh về việc kiểm duyệt nội dung ít hạn chế hơn dưới sự lãnh đạo của Musk đã làm dấy lên lo ngại rằng đối thoại trên mạng xã hội này sẽ xấu đi, làm xói mòn nỗ lực nhiều năm của công ty và đội ngũ phụ trách mảng "An toàn và tin cậy" để hạn chế các bài đăng phản cảm hoặc gây nguy hiểm.
Bộ trưởng viễn thông Ấn Độ Ashwini Vaishnaw cho biết các quy tắc CNTT mới là "bước tiếp theo để hiện thực hóa nghĩa vụ của chính phủ đối với Mạng lưới kỹ thuật số của Internet Mở, An toàn & Tin cậy, Có trách nhiệm ... Nó cũng đánh dấu mối quan hệ đối tác mới giữa chính phủ và các bên trung gian trong việc thực hiện và giữ cho Internet của chúng tôi an toàn".
Ngay sau khi Ấn Độ đề xuất thành lập các hội đồng như vậy, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Ấn Độ (USIBC), một bộ phận của Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Diễn đàn Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ (USISPF), đều đưa ra lo ngại về tính độc lập cũg như công bằng của các ủy ban đó nếu chính phủ Ấn Độ kiểm soát hoàn toàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.