Ảnh: Sáng nay, chính thức thông xe cầu Thăng Long

Thứ năm, ngày 07/01/2021 10:26 AM (GMT+7)
Sáng ngày 7/1, sau gần 5 tháng thi công, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã chính thức thông xe với tốc độ lưu thông đối đa 80km/h. Đây là cây cầu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng UHPC để sửa chữa mặt cầu.
Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 1.

Sáng ngày 7/1, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã tổ chức lễ thông xe dự án sửa chữa cầu Thăng Long.

Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 5.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể; Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nghe nhà thầu giới thiệu công nghệ và quá trình thi công cầu Thăng Long. Dự án sửa chữa cầu Thăng Long lần thứ 3 bắt đầu từ tháng 8/2020, với tổng mức đầu tư lên đến 269 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư sửa chữa được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ.

Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 7.

Đây là cây cầu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng UHPC để sửa chữa mặt cầu.

Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 8.

Quá trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này có nội dung chủ yếu là gia cường, tăng cường mặt cầu thép hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ - liên hợp giữa bản mặt thép hiện tại với bêtông siêu tính năng UHPC, có kết hợp sử dụng lớp phủ bêtông nhựa siêu mỏng tạo nhám, liên kết giữa bản mặt thép hiện tại và bêtông siêu tính năng bằng đinh neo tiêu chuẩn dài 5 cm và lưới cốt thép.

Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 9.

Lễ cắt băng khánh thành, thông xe cầu Thăng Long sau gần 5 tháng sửa chữa. Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã hoàn thành vượt tiến độ 10 ngày.

Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 12.

Bộ GTVT tin tưởng, với việc được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và độ bền tốt nhất, mặt cầu Thăng Long sẽ có tuổi thọ lên tới 30 năm. Riêng với lớp thảm bê tông nhựa tạo nhám (dày 4 cm) trên cùng của mặt cầu sẽ tồn tại từ 5 - 10 năm.

Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 13.

Việc thông xe cầu Thăng Long nhằm giảm tải cho cầu Nhật Tân và giúp lưu thông tuyến đường Vành đai 3 Mai Dịch - Nam Thăng Long đã được khánh thành trong năm 2020.

Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 14.

Theo phân luồng giao thông, chỉ ô tô được phép lưu thông trên cầu Thăng Long với tốc độ đối đa 80km/h.

Ảnh: Cầu Thăng Long chính thức thông xe với tốc độ lưu thông tối đa 80km/h - Ảnh 15.

Để bảo vệ công trình này sau khi đưa vào sử dụng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang phối hợp với TP Hà Nội lên phương án bố trí cân tải trọng tại cầu nhằm kiểm soát tải trọng xe để đảm bảo bền vững kết cấu của cầu Thăng Long.

 

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem