Bến Tre: Độc đáo-trai làng rủ nhau làm cổng cưới đẹp "xịn sò" từ cây nhà lá vườn, nhà giàu, nhà nghèo đều mê tít

Trần Thị Thanh Trúc (Cổng TTĐT MTTQ tỉnh Bến Tre) Thứ tư, ngày 07/10/2020 15:10 PM (GMT+7)
Nhận thấy làm cổng cưới bằng cây nhà lá vườn là một hướng đi mới mở ra cơ hội việc làm cho đoàn viên, thanh niên, nhóm thanh niên ấp Cái Chốt, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre mạnh dạn nhận lãnh thiết kế cổng cưới cho những đám cưới ở các ấp khác trong xã và các xã lân cận.
Bình luận 0

Ấp Cái Chốt, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) là ấp thuần về nông nghiệp, trước đây kinh tế còn nhiều khó khăn, điều kiện tạo việc làm cho người dân nói chung và thanh niên trong xã nói riêng còn rất nhiều hạn chế.

Đa số các thanh niên trong xã Mỹ Thạnh đi xa tìm việc làm để cải thiện cuộc sống, công tác tập hợp thanh niên vào chi đoàn của ấp gặp rất nhiều khó khăn.

Ban đầu tham gia chỉ có 5 thanh niên, công tác phong trào của chi đoàn nhìn chung hoạt động ở mức trung bình, chưa có mô hình thu hút, tập hợp thanh niên...

Bến Tre: Độc đáo-trai làng rủ nhau làm cổng cưới đẹp "xịn sò" từ cây nhà lá vườn, nhà giàu, nhà nghèo đều mê tít - Ảnh 1.

Tổ hợp tác dịch vụ cổng cưới Alo Tui của ấp Cái Chốt, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đang thiết kế, dựng một chiếc cổng cưới bằng lá dừa.

Xuất phát từ nguyên nhân đó, năm 2011, đoàn viên chi đoàn của ấp Cái Chố, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) thiết kế cổng cưới cho 1 bạn đoàn viên trong ấp, sau đó nhóm được thuê thiết kế cổng cưới ở những nhà khác trong ấp. 

Nhận thấy đây là một hướng đi mới mở ra cơ hội việc làm cho đoàn viên, thanh niên, nhóm mạnh dạn nhận lãnh thiết kế cổng cưới cho những đám cưới ở các ấp khác trong xã và các xã lân cận trong huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre). 

Tính tại thời điểm đó, đoàn viên thanh niên tham gia vào thiết kế cổng cưới là10 thanh niên.

Đến năm 2013, qua sự hỗ trợ, định hướng của Xã đoàn và của UBND xã Mỹ Thạnh (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), Tổ hợp tác Dịch vụ cổng cưới “Alo Tui” được thành lập do anh Nguyễn Văn Tám Em - Bí thư chi đoàn ấp - Chi hội trưởng chi hội làm Tổ trưởng.

Đây thực sự là bước ngoặt, tạo tiền đề cho Tổ hợp tác duy trì hoạt động làm cổng cưới bằng cây nhà lá vườn và phát triển đến ngày hôm nay.

Bến Tre: Độc đáo-trai làng rủ nhau làm cổng cưới đẹp "xịn sò" từ cây nhà lá vườn, nhà giàu, nhà nghèo đều mê tít - Ảnh 2.

Một chiếc cổng cưới được thiết kế, đan cài, trang trí bằng cây nhà lá vườn của Tổ hợp tác dịch vụ cổng cưới Alo Tu, ấp Cái Chốt, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Tổ hợp tác đã tạo được công việc làm ổn định cho thanh niên góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cũng như đi làm xa của thanh niên trong ấp.

Ngoài ra Tổ hợp tác còn nâng thu nhập cho người nông dân tại đây từ việc bán lá dừa, vừa giữ được nét văn hóa đặc trưng của tỉnh Bến Tre, người Bến Tre đồng thời hưởng ứng phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp”.

Đây cũng là mô hình thực hiện chương trình khởi nghiệp của thanh niên do tổ chức Đoàn phát động, khơi dậy sự sáng tạo của các bạn thanh niên tại chổ, thanh niên có việc làm thoát nghèo. 

Anh Nguyễn Văn Tám Em cho biết: Từ thu nhập 3 đến 4 triệu đồng/tháng thì hiện nay thu nhập của thành viên trong tổ hợp tác tăng lên đáng kể khoảng 7 đến 10 triệu đồng/tháng; số lượng thành viên ban đầu là 10 thành viên nay đã tăng lên 20 người. 

Đây cũng là hoạt động giúp thanh niên địa phương thấy được vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong công tác hỗ trợ thanh niên có việc làm phát triển kinh tế. Từ những hợp đồng thực hiện được, Tổ có kinh phí đóng góp vào quỹ hoạt động của chi đoàn, chi hội.

Việc này là để giúp chi đoàn, chi hội ngày càng hoạt động vững mạnh như đóng góp quỹ khuyến học của ấp, tặng sách vở, bánh trung thu cho thiếu nhi. Hỗ trợ kinh phí cho chi đoàn, chi hội tham gia các phong trào thể dục thể thao, các hoạt động giao lưu với chi đoàn, chi hội bạn.

Có thể khẳng định mô hình Tổ hợp tác dịch vụ cổng cưới Alo Tu ở ấp Cái Chốt, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) của thanh niên được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, đam mê, sở trường của thanh niên kết hợp với đặc thù, thế mạnh sẵn có của địa phương.

Mô hình Tổ hợp tác đã tạo được việc làm tại chỗ, giúp thanh niên phát triển về kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần tích cực trong tham gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã. Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem