Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Liên kết trong đào tạo nghề phải để "3 bên cùng có lợi"

Thùy Anh Thứ tư, ngày 24/11/2021 09:57 AM (GMT+7)
Vấn đề hợp tác liên kết đào tạo không chỉ dừng lại ở góc độ kêu gọi sự tham gia của doanh nghiệp khâu đào tạo, tuyển dụng lao động mà cần phải tiến tới hợp tác để "3 bên cùng có lợi".
Bình luận 0

Kiến nghị tăng đầu tư xây dựng trường chất lượng cao

Vừa qua Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang. Ông Nguyễn Công Thông - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt Hàn cho biết, sau 10 năm thành lập nhà trường đã khẳng định vị thế là trường cao đẳng kỹ thuật có vai trò đầu tàu, nòng cốt trong hệ thống GDNN tỉnh Bắc Giang, xác lập được vị thế thuộc nhóm trường hàng đầu trong toàn quốc.

Năm 2021, nhà trường đào tạo 21 nghề, với tổng số 5,3 nghìn học sinh, sinh viên. Kết quả tuyển sinh hàng năm đều vượt chỉ tiêu, số người có nhu cầu học nghề vượt quy mô đào tạo. Nhà trường đã thiết lập quan hệ đối tác bền vững với hơn 150 doanh nghiệp, tỉ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường đạt hơn 94%.

ông Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt - Hàn và học sinh của nàh trường. Ảnh: Đặng Mạnh Dũng

Để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đạo, nhà trường đang đề xuất Bộ hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng, đầu tư cơ sở vật chất, thông qua việc xây dựng Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia tại trường. Từ đó hoàn thành mục tiêu xây dựng trường thành trường đa ngành, đạt tiêu chí chất lượng cao vào năm 2025. Trường cũng phấn đấu đầu tư những ngành, nghề đào tạo có hàm lượng công nghệ cao như IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng tái tạo, điều khiển học...

Phải hợp tác để "3 bên cùng có lợi"

Đánh giá cao những thành tựu của Trường Cao đẳng công nghệ Việt - Hàn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, việc tỉnh Bắc Giang làm tốt công tác phân luồng; đào tạo nghề 9+ cũng như thực hiện tốt việc liên kết “3 nhà” trong dạy nghề gồm: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo” là rất tốt. Nhưng cần làm tốt hơn nữa.

Hiện 100% học viên được thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, 94% sinh viên tốt nghiệp tại trường ra trường có việc làm. Số học sinh của trường tốt nghiệp làm việc cho các doanh nghiệp của Hàn Quốc, Nhật Bản như: LG, Canon, Seojin, Sumitomo... chiếm 55% đầu ra cho sinh viên.

Từ hiệu quả trong việc đổi mới GDNN ở Bắc Giang, Bộ trưởng đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng đào tạo nâng cao kỹ năng nghề của lao động chung của cả nước.

Ông nêu: "Tại sao chất lượng lao động của Việt Nam luôn bị nói là thấp? Nguyên nhân chính là do đào tạo của chúng ta chưa gắn liền với cung cầu, không gắn với thị trường. Cái thị trường cần thì không đào tạo được, đào tạo ra làm trái ngành, trái nghề. Vì thế cần nắm bắt xu hướng việc làm của thị trường, để đi tắt đón đầu trong đào tạo".

Ông Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thăm các xưởng thực hành tại Trường Cao đẳng nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang. Ảnh: Mạnh Dũng

Bộ trưởng cũng đánh giá cao hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo của trường với 150 doanh nghiệp trên khắp cả nước, trong đó có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ LĐTBXH nhấn mạnh cần làm tốt hơn nữa việc liên kết bắt tay cả 2 bên, thậm chí là '3 bên" cùng có lợi chứ không chỉ đạo tạo không cho doanh nghiệp như hiện nay.

"Đến một lúc nào đó các trường nghề phải hợp tác 2 bên cùng có lợi với doanh nghiệp để tự chủ kinh phí đào tạo và "đầu ra", và nâng cao chất lượng đào tạo", ông Dung nhấn mạnh.

Theo đó, nhà trường phải làm sao mà doanh nghiệp vào đặt hàng với trường về đào tạo lao động, bắt tay với họ từ xây dựng giáo trình đào tạo, có đội ngũ giáo viên chuẩn. Đồng thời hợp tác giao kết với doanh nghiệp để đưa máy móc, thiết bị vào nhà trường cho học viên thực hành và cuối cùng là doanh nghiệp tiếp nhận học viên, trả kinh phí đào tạo cho nhà trường.

Bộ trưởng Dung đề nghị nhà trường cần làm thí điểm, thứ nhất sinh viên thực hành tại các cơ sở doanh nghiệp, doanh nghiệp phải trả chi phí, lương. Năm thứ 2 nếu doanh nghiệp chọn những người giỏi về làm việc, thì phải yêu cầu họ chia sẻ kinh phí đào tạo cho nhà trường.

"Chúng ta đào tạo ra lao động, khi có lợi thì doanh nghiệp hưởng, nhưng trách nhiệm đào tạo, doanh nghiệp cũng phải chia sẻ với Nhà nước, cộng đồng. Bởi vì đây là hợp tác 3 bên và cùng chung lợi ích, chung trách nhiệm", Bộ trưởng nói.

Trước đề xuất của trường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói các đơn vị có liên quan sớm làm báo cáo. Tuy nhiên, việc xây dựng Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia phải hiệu quả, không tăng gánh nặng cho hành chính của nhà trường. 

           


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem