Được cán bộ kỹ thuật Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hướng dẫn bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật nên vườn chè của bà con sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, cho năng suất cao...
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện mô hình trình diễn bón phân NPK-S 16.8.8+9S trên cây chè cho hội viên phụ nữ xã Thạch Khoán.
Mô hình thực hiện trên giống chè lai PH1 giai đoạn kinh doanh, chè 20 năm tuổi, diện tích 1ha tại 2 hộ thuộc khu Chiềng Nội, xã Thạch Khoán. Tham gia mô hình này, các hộ nông dân được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hỗ trợ 100% về phân bón NPK-S 16.8.8+9S.
Để giúp hội viên sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao hiệu quả, Hội LHPN huyện Thanh Sơn đã phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn phương pháp sử dụng phân bón. Qua đó, bà con trồng chè được nâng cao trình độ sản xuất, thực hành trồng và chăm sóc chè theo quy trình an toàn.
Để giúp cho hội viên sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao đúng quy trình và hiệu quả, Hội LHPN huyện Thanh Sơn đã phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn phương pháp sử dụng phân bón.
Quy trình được thực hiện với 2 công thức bón phân: Công thức 1 theo tập quán địa phương sử dụng phân NPK và phân đạm, công thức 2 sử dụng phân bón NPK-S 16.8.8+9S Lâm Thao, cụ thể như sau: Công thức 1, bón lần 1: 1390kg NPK5.10.3 vào tháng 2; bón lần 2: 973kg đạm urê sau mỗi lứa cắt (5 lần); bón lần 3: 973kg NPK12.5.10 vào tháng 7.
Với Công thức 2: Lượng phân bón cho 1ha: 2.075kg NPK-S 16.8.8+9S. Lần 1: 650kg bón vào tháng 2; lần 2: 700kg bón vào tháng 5; lần 3: 650kg bón vào tháng 7.
Sau thời gian triển khai thực hiện mô hình, kết quả cho thấy: So với bón phân theo tập quán thì tại mô hình sử dụng phân bón Lâm Thao cây chè có khả năng bật mầm tốt, cho búp đều, đẹp, số lượng búp xòe ít, búp vươn dài, mật độ búp chè của mô hình NPK-S 16.8.8+9S cao hơn tập quán là 81,5 búp/m2.
Mô hình bón phân theo NPK-S 16.8.8+9S Lâm Thao cho năng suất cao hơn bón phân tập quán bình quân qua 5 lứa hái là 1719kg/ha.
Đặc biệt, do được cung cấp đầy đủ, cân đối về hàm lượng dinh dưỡng đạm, lân, kali và các nguyên tố trung, vi lượng khác nên tại các vườn chè trong mô hình sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao, cây chè sinh trưởng phát triển tốt và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hơn so với bón phân theo tập quán cũ.
Hiệu quả hơn cả mong đợi
Theo kết quả so sánh, mô hình trình diễn phân bón NPK-S Lâm Thao có hiệu quả kinh tế cao hơn phương pháp bón phân tập quán là 1,72 tấn/ha. Chênh lệch NPK-S 16.8.8+9S so với tập quán là 13.006.600 đồng/ha (tương đương 464.521 đồng/sào).
Tham gia mô hình, chị Nguyễn Thị Lương (xã Thạch Khoán) phấn khởi: Trước đây do chưa biết phương pháp bón phân đúng kỹ thuật cho cây chè, chúng tôi bón phân không đúng lúc cây chè cần, nên năng suất thấp và sâu bệnh gây hại nhiều.
Từ khi được tham gia mô hình này, được cán bộ Công ty Lâm Thao hướng dẫn phương pháp bón phân NPK-S 16.8.8+9S theo đúng quy trình kỹ thuật nên vườn chè của gia đình tôi sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại và cho năng suất cao hơn cả mong đợi.
Bà Lỗ Thị Quỳnh Nga - Chủ tịch Hội LHPN huyện Thanh Sơn cho biết: Mô hình trình diễn bón phân NPK-S 16.8.8+9S trên cây chè cho hội viên phụ nữ xã Thạch Khoán được thực hiện thành công, chứng tỏ loại phân bón này rất phù hợp với cây trồng và đặc điểm thổ nhưỡng của huyện cũng như hiệu quả kinh tế của việc bón phân NPK-S Lâm Thao cao hơn hẳn so với bón phân đơn theo tập quán hiện nay.
Đây là cơ sở để nông dân trong huyện tiếp tục mở rộng việc sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao hàm lượng cao trong sản xuất chè, để giúp bà con nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.