Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Góp ý dự thảo "Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư" gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để gỡ vướng, trước nhiều ý kiến cho rằng việc cải tạo chung cư cũ còn khó hơn xây nhà ở xã hội.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, điển hình như Điều 15 Dự thảo Nghị định chỉ mới quy định "lựa chọn chủ đầu tư dự án thông qua thỏa thuận về nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án".
Tuy nhiên, Điều 15 lại chưa quy định việc công nhận chủ đầu tư dự án thông qua thỏa thuận về nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đối với nhà đầu tư "đã mua, nhận chuyển nhượng toàn bộ căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư gắn với quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư" nên cần được bổ sung vào Điều 15 "dự thảo Nghị định".
Dẫn chứng, ông Châu cho hay, trường hợp Công ty P đã thỏa thuận mua lại toàn bộ có 52 căn hộ tại khu chung cư cũ 4 tầng tại số 239 Cách mạng Tháng Tám, Quận 3 và sau đó, Công ty P đã phá dỡ khu chung cư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh bất động sản, nhà ở thương mại cao cấp tại địa điểm này.
"Cần bổ sung quy định 'công nhận chủ đầu tư dự án thông qua thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án' đối với trường hợp này thì nhà đầu tư mới được chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về nhà ở", ông Châu đánh giá.
Vì vậy, HoREA đề nghị bổ sung khoản 6 (mới) Điều 15 Dự thảo Nghị định quy định: "Trường hợp nhà đầu tư đã mua, nhận chuyển nhượng toàn bộ căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư gắn với quyền sử dụng đất xây dựng nhà chung cư để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương thì được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở".
Bên cạnh đó, Chủ tịch HoREA cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 Dự thảo Nghị định quy định thời gian "lấy ý kiến của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và các cơ quan, tổ chức có liên quan" về "nội dung kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư" nên là "50 ngày làm việc" thì hợp lý hơn.
"Quy định "30 ngày" gồm cả chủ nhật, ngày lễ thì không đủ thời gian để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc lấy ý kiến", ông Châu đánh giá.
Cũng liên quan đến thời gian làm việc, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 16 Dự thảo Nghị định do quy định "Thời hạn tiếp nhận hồ sơ đăng ký làm nhà đầu tư theo quy định theo khoản 1 Điều này là 30 ngày" là chưa hợp lý, mà nên là "35 ngày làm việc" thì hợp lý hơn.
"Các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài thường đề nghị có tối thiểu 35 ngày làm việc thì mới có đủ thời gian để nghiên cứu hồ sơ và quyết định tham gia dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư", ông Châu dẫn chứng.
Một điểm quan trọng không kém, HoREA đề nghị bổ sung Điều 27b Dự thảo Nghị định quy định chính sách "ưu đãi về tín dụng theo quy định của pháp luật về tín dụng", do hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chưa ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện chính sách "ưu đãi về tín dụng đối với chủ đầu tư và người mua nhà tại dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư" theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 63 Luật Nhà ở 2023.
"Có thể khẳng định gói tín dụng 125.000 tỷ đồng là chính sách duy nhất "ưu đãi về tín dụng đối với chủ đầu tư và người mua nhà tại dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư" tại thời điểm hiện nay, nhưng HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước quy định chủ đầu tư và người mua nhà tại dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được vay gói tín dụng 125.000 tỷ đồng trong thời hạn 05 năm với lãi suất cố định", ông Châu đề xuất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.