Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là yêu cầu được đặt ra tại hội thảo giữa kỳ quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, do Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức ngày 15/3.
Ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bình Dương đánh giá, chưa bao giờ việc lập quy hoạch lại khó như hiện nay.
Cái khó không hoàn toàn do Luật Quy hoạch là một luật mới, với hướng tiếp cận và cách thức triển khai thực hiện chưa từng được áp dụng tại Việt Nam.
Cái khó còn đến từ nhiều yếu tố ngoại tác. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xung đột chính trị kéo dài, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, lãi suất tăng cao... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - chính trị toàn cầu.
Mới đây, trong vòng 1 tuần, 3 ngân hàng lớn ở Mỹ đã lần lượt sụp đổ, khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc và làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu.
Ông Nhân nhắc lại ví dụ này để thấy độ mở của nền kinh tế càng lớn thì càng dễ chịu ảnh hưởng của những biến động bên ngoài. Điều này được thể hiện qua độ mở 200% của nền kinh tế Việt Nam.
"Và điều này đang dần hiển hiện rõ nét tại Bình Dương, vốn là địa phương lấy công nghiệp làm ngành kinh tế chủ lực", ông Nhân nhấn mạnh.
Mới đây, hơn 136 quốc gia trên thế giới đã đạt thỏa thuận áp thuế doanh nghiệp tối thiểu 15%. Mức thuế này áp dụng với các doanh nghiệp có doanh thu từ 750 triệu Euro (868 triệu USD) trở lên, bắt đầu từ năm 2024.
Ông Nhân cho rằng, điều này sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ngay trong tỉnh, ông Nhân cho biết, Bình Dương đang thực hiện đề án dịch chuyển công nghiệp từ phía Nam lên phía Bắc nhằm tái thiết không gian phát triển theo định hướng đã được Bộ Chính trị đặt ra tại Nghị quyết số 24-NQ/TW.
Việc này sẽ làm gián đoạn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vốn là nguồn động lực chính trong tăng trưởng của Bình Dương.
"Việc khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tỉnh Bình Dương để sớm trở thành công cụ hữu hiệu điều hành phát triển kinh tế xã hội được đặt ra cấp thiết", ông Nhân nói.
PGS-TS. Hoàng Vĩnh Hưng, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP), thành viên nhóm tư vấn quy hoạch tỉnh Bình Dương đã chỉ ra 8 điểm tắc nghẽn mà Bình Dương đang đối mặt.
Cụ thể, kết nối vùng bị tác nghẽn; mô hình tăng trưởng kinh tế đối mặt với nhiều thách thức; mô hình tổ chức không gian lãnh thổ và phát triển hạ tầng thiếu tầm nhìn dài hạn; giá trị tài nguyên văn hóa, sinh thái đang bị lãng quên và dịch vụ hạn chế; môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều rủi ro; cạnh tranh nội vùng và trong nước ngày một gay gắt; sức chứa lãnh thổ, sức chịu tài môi trường đang dần vượt ngưỡng; hệ thống chính sách và hành động Bình Dương đối mặt với nhiều thách thức.
TS. Hưng cho biết, nhiệm vụ đặt ra cho nhóm tư vấn quy hoạch tỉnh Bình Dương là hoàn thiện khung chiến lược cũng như giải pháp chỉ trong khoảng thời gian 8 tháng. Trong khi đó, thời gian dành cho thiết kế quy hoạch ở nhiều tỉnh thành khác là 24 tháng.
Nhóm tư vấn đã đánh giá kỹ các yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Bình Dương để đưa ra các giải pháp giúp tỉnh phá bẫy thu nhập trung bình, duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
Ông Phạm Trọng Nhân cho biết, hội thảo báo cáo cuối kỳ quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được tổ chức vào tháng 4/2023.
Sở Kế hoạch - Đầu tư mong tiếp tục được đồng hành cùng đơn vị tư vấn cho các chặng đường khó khăn sắp tới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.