Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khu phố du lịch An Thượng (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) nằm trên các trục đường Võ Nguyên Giáp, Hoàng Kế Viêm, Lê Quang Đạo, Ngô Thì Sĩ, Trần Bạch Đằng...
Đây được mệnh danh là "khu phố Tây" bởi nơi tập trung rất đông du khách khi đến thành phố, đặc biệt là khách nước ngoài. Thế nhưng, sau khi trải qua 2 đợt dịch Covid-19, khu phố du lịch An Thượng giờ đây trở nên lạ lẫm với hình ảnh vắng vẻ, ảm đạm đến khó ngờ . Nhiều khách sạn, nhà hàng, siêu thị, hàng quán... tại đây phải đóng cửa, cho thuê mặt bằng vì vắng bóng "thượng đế".
Dưới đây là một số hình ảnh được PV Dân Việt ghi nhận:
Được xem là một trong những nơi nhộn nhịp, sầm uất nhất về thương mại, dịch vụ, gồm: khách sạn, căn hộ cho thuê, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, quán nhậu, quán cà-phê, giải khát, karaoke, nail, spa, massage... nhưng sau khi trải quả 2 đợt dịch Covid-19, khu phố du lịch An Thượng giờ đây trở nên đìu hiu, không còn cảnh nhộn nhịp như xưa.
Vắng bóng du khách nên nhiều nhà hàng buộc phải đóng cửa do thua lỗ.
Từ sau Tết Nguyên đán Tân Sửu đến nay, một số chủ cơ sở dịch vụ chuyên phục vụ du khách nước ngoài phải dừng hoạt động vì không có khách do Đà Nẵng chưa nối lại các chuyến bay quốc tế. Trao đổi với PV Dân Việt, anh Đặng Công, chủ một nhà hàng tại khu phố An Thượng cho biết, nguồn khách chính của các dịch vụ tại đây là khách quốc tế nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không có khách.
"Phố Tây mà thiếu khách Tây, khách nội địa đến từ các thị trường trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM giờ cũng ngại trong việc đi du lịch lắm vì dịch còn diễn biến phức tạp. Không biết bao giờ mới trở lại bình thường như trước", anh Công nói.
Theo thống kê của ngành du lịch Đà Nẵng, thời cao điểm 2018-2019, khoảng 80% lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng là khách Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, ngành du lịch gặp rất nhiều khó khăn, nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống không thể hoạt động vì vắng khách.
Theo nhiều chuyên gia, tình trạng các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, rao bán ồ ạt ở thời điểm hiện tại vì không kham nổi chi phí vận hành, duy trì tồn tại là xu hướng tất yếu. Khi nguồn cung vượt cầu, các chủ đầu tư, cơ sở kinh doanh có thể chuyển công năng hoặc chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới.
Nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, dán bảng cho thuê mặt bằng vì buôn bán, kinh doanh ế ẩm.