Đàn bò tót trơ xương ở Ninh Thuận: Chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã bày tỏ sự phẫn nộ
Đàn bò tót trơ xương ở Ninh Thuận: Chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã bày tỏ sự phẫn nộ
Khánh Nguyên (ghi)
Thứ tư, ngày 30/09/2020 15:07 PM (GMT+7)
Trước việc đàn bò tót trơ xương ở Ninh Thuận do bị bỏ đói nhiều ngày liền, đứng trên góc độ chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã, một đại diện của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho rằng, đây là hình ảnh khiến nhiều người xót xa.
Trao đổi với Dân Việt trưa 30/9 liên quan đến việc đàn bò tót trơ xương ở Ninh Thuận do bị bỏ đói, ông Trần Lê Trà, cán bộ chương trình của dự án bảo tồn đa dạng sinh học, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) bày tỏ sự không đồng tình với cách ứng xử với động vật như trên.
Đứng trên góc độ một chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã, quan điểm của ông như thế nào xung quanh việc đàn bò tót trơ xương ở Ninh Thuận do bị bỏ đói?
- Tôi nghĩ nhìn hình ảnh đó, nhiều người sẽ thấy xót xa và phẫn nộ, nó thể hiện sự vô trách nhiệm, lãng phí ngân sách nhà nước. Một sự ứng xử với động vật hoang dã không thể chấp nhận được.
Được biết, đây là đàn bò F1 lai giữa bò tót và bò nhà, theo ông, nó có giá trị về mặt bảo tồn?
- Về câu chuyện bảo tồn động vật hoang dã, có hai phương thức, một là bảo tồn con vật trong môi trường sống cuả nó, để nó thích ứng với môi trường sống xung quanh, từ mưa gió, bão bùng, đến đi tìm thức ăn, quá trình này sẽ tác động đến sự tiến hóa của con vật ấy.
Xung quanh đàn bò tót trơ xương ở Ninh Thuận do bị bỏ đói, ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) nhấn mạnh: "Theo tôi, đàn bò F1, lai giữa bò tót và bò nhà không có ý nghĩa về mặt bảo tồn động vật hoang dã, nhưng con F1 vẫn mang tính hoang dã cao, nên khó nuôi như bò nhà".
Đây là ưu tiên số 1 của các nhà làm công tác bảo tồn, nghĩa là ưu tiên nuôi ngoài môi trường, hoặc cùng lắm là các khu bán hoang dã.
Nhưng trong trường hợp không làm được trong môi trường tự nhiên, ví như bảo tồn con hổ thì không thể bảo tồn ngoài tự nhiên thì phải bảo tồn bên trong. Nhưng những con đó phải đảm bảo độ thuần chúng thì mới có ý nghĩa về mặt bảo tồn.
Còn những con lai F1 từ heo rừng với heo nhà hay bò tót với bò nhà theo tôi nó không có ý nghĩa về mặt bảo tồn động vật hoang dã.
- Như tôi đã nói, bò lai F1 không có ý nghĩa về mặt bảo tồn, nó chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, nghĩa là có thể thử nghiệm nghiên cứu để tạo ra một giống bò mới có sức khỏe tốt hơn, năng suất thịt cao hơn, kháng bệnh tốt hơn, cho lợi ích kinh tế tốt hơn. Trong trường hợp này, số phận của đàn bò 11 con ở Ninh Thuận nên được đặt vào mục tiêu nào thưa ông, bảo tồn hay phát triển kinh tế?
Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa khi người ta làm nghiêm túc. Tôi nghĩ, không ai đánh giá việc thử nghiệm thành công hay không thành công, trong quá trình nghiên cứu có thể có sai sót nhưng nếu không được vì vô trách nhiệm thì đó là việc cần phải lên án. Đó không phải là nghiên cứu khoa học.
- Xin cảm ơn ông!
Năm 2008, người dân xã Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh Thuận) phát hiện con bò tót đực cường tráng đeo bám theo những con bò cái của người dân thả rông ở khu vực nương rẫy dưới chân núi Tà Nin, thuộc Vườn quốc gia Phước Bình, sau đó 20 con bò tót lai vượt trội về thể trọng ra đời.
Để duy trì và phát triển nguồn gien quý hiếm này, đầu năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ hai tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng thống nhất mua lại 10 con bò tót lai của người dân và tạo vùng khoanh nuôi phù hợp với môi trường sống của bò tót để thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò lai F1 giữa bò tót (bos gaurus) và bò nhà (bos taurus) tại Vườn Quốc gia Phước Bình với kinh phí hơn 1,9 tỉ đồng.
Các kết quả nghiên cứu và tài sản của đề tài nêu trên đã bàn giao cho Trung tâm ứng dụng KH-CN Lâm Đồng để tiếp tục kế thừa chủ trì thực hiện đề tài cấp quốc gia "Khai thác và phát triển nguồn gien bò quý hiếm tại vùng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa" với tổng kinh phí hơn 3 tỉ đồng; đến tháng 6/2019 thì kết thúc đề tài.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.