Sinh vào 4 ngày Âm lịch này, trời ban trí tuệ hơn người, hậu vận lắm tiền nhiều của
Người sinh vào 4 ngày Âm lịch đặc biệt này thường mang trong mình năng lực nổi bật, tinh thần cầu tiến và ý chí vững vàng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo báo Dân Trí ngày 10/04/2023 có bài viết với tiêu đề: "Dân tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu". Nội dung cụ thể:
"Yêu nhau cởi áo ối à trao nhau. Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a qua cầu, tình tình tình gió bay" - giọng hát hòa vào tiếng gảy đàn bầu cổ khiến chúng tôi không khỏi xúc động khi được nghe ở bên kia biên giới nước bạn.
Thấy khách đến nhà, bà Tô Tiết - người phụ nữ thuộc bộ tộc Kinh - thì tay bắt mặt mừng khoe: "Người Việt Nam đây này. Người Kinh qua thăm người Kinh đây này!".
Dù đã 500 năm trôi qua, trong làng chài nhỏ Vạn Vĩ (thị trấn Giang Bình, TP Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) nhiều người bà con như bà Tô Tiết vẫn dùng lời ca, tiếng hát để giữ gìn tiếng mẹ đẻ và văn hóa Việt Nam.
Bà Tô Tiết là một trong những người thuộc dân tộc Kinh còn nói sõi tiếng Việt (Ảnh: Diệp Bình).
Cách cửa khẩu Móng Cái 30 km về hướng Bắc, thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) hiện ra với những dãy nhà cao tầng, trung tâm thương mại sầm uất. Ở đây, vùng làng chài Tam Đảo là nơi sinh sống duy nhất của bộ tộc Kinh. Và hằng ngày họ vẫn dùng tiếng Việt giao tiếp, con em được giáo dục thông qua những cuốn sách giáo khoa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Theo gia phả ghi lại, vào thế kỷ thứ 17, một bộ phận người Việt từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đã sang Tam Đảo (Trung Quốc) định cư và hành nghề chài biển. Thời đó chữ quốc ngữ chưa ra đời nên tất cả sổ sách, chữ viết là chữ Nôm.
Ban đầu, vùng đất này có 3 thôn là Vạn Vĩ, Mu Đầu và Sơn Tâm, chưa đầy 100 người với 12 dòng họ: Tô, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Vũ, Bùi, Cao, Ngô, La, Cung, Khổng và Lương.
Dù 500 năm, nhiều cư dân ở Tam Đảo vẫn giữ gìn những nét văn hóa của quê hương Việt Nam (Ảnh: Lê Phong).
Sau này, nhờ sự bù đắp phù sa nên 3 hòn đảo đã hợp thành đất liền và phát triển thêm một số thôn xóm khác. Thế nhưng, cái tên Tam Đảo vẫn còn giữ nguyên vẹn. Đồng thời, bộ tộc có nguồn gốc Việt Nam được ghi nhận là tộc Kinh cùng 56 dân tộc khác của Trung Hoa.
Trải qua 500 năm, Tam Đảo hiện nay ước tính có gần 20.000 người gốc Việt thuộc thế hệ thứ 9-10. Mặc dù đã không còn mối liên hệ với gốc gác tại Việt Nam, thế nhưng họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc, ngôn ngữ mẹ đẻ thông qua việc sử dụng hằng ngày.
Chiếc áo dài xuất hiện tại Trung Quốc (Ảnh: Lê Phong).
Dường như bỏ mặc thời gian, làng chài Vạn Vĩ hiện ra đầy đủ những nét bản địa với cây đa, bến nước, mái đình. Đặc biệt, ngay trước cổng làng, chính quyền địa phương đã cho xây dựng một bảo tàng, lưu giữ tất cả văn hóa của người Việt Nam để nhắc nhở cội nguồn cho con cháu bộ tộc Kinh.
Hình ảnh tranh vẽ rước kiệu, áo dài, điếu cày, chum vại, vó đánh cá, truyện Thạch Sanh hay những món đặc sản nước mắm, bún, miến, đồ khô tẩm ướp gia vị… khiến chúng tôi không khỏi xúc động.
Bảo tàng tại Tam Đảo nơi lưu giữ những văn hoa của người Việt (Ảnh: Diệp Bình).
Bước vào bên trong làng, thấy chúng tôi là khách phương xa, một cụ bà ngoài 80 đặt câu hỏi: "Người Việt Nam sang hả?". Nhận sự gật đầu, cụ nở nụ cười niềm nở. Dù chưa từng nghe qua địa danh TPHCM, nhưng biết tôi là người Việt gốc, cụ vẫn rất tự hào.
Đón chúng tôi trước cửa nhà, cô Tô Tiết với giọng tiếng Việt sõi của mình đã khoe ngay với gia đình: "Người Việt Nam đây này. Người Kinh qua thăm người Kinh đây".
Cô Tiết chia sẻ, tổ tiên cô đã sang vùng biển này lập nghiệp được hơn 500 năm. Mặc dù từ đó chưa từng quay về Việt Nam tìm gốc gác, thế nhưng bằng việc cùng ba mẹ sử dụng tiếng Kinh nên bà đều có thể nghe và hiểu. Mãi đến đời con cháu hiện tại đã sinh sống với người Hán, nói tiếng phổ thông nên việc duy trì trở nên khó khăn.
Thế nhưng, dường như cái cảm giác thèm tiếng Việt khiến bà cứ tay bắt mặt mừng, hỏi đủ chuyện về phía bên kia biên giới.
"Hàng xóm ở đây chủ yếu là người Kinh, từ 12 đến 17 tuổi thì có thể nói tiếng Việt. Mặc dù đã không trở về quê hương, nhưng ai cũng có ý thức giữ nguyên văn hóa bản địa…" - bà Tiết nói.
Bà Tô Tiết gảy đàn bầu cổ chiêu đãi khách phương xa (Ảnh: Lê Phong).
Bên cạnh ngôn ngữ, tộc Kinh ở Trung Quốc vẫn giữ gìn đầy đủ văn hóa lễ Tết của Việt Nam. Đặc biệt với ngư dân, ngày 6/9 hàng năm luôn là lễ hội lớn nhất để người dân cầu mưa thuận gió hòa.
"Từ thời mẹ nằm trong đoàn văn nghệ làng, nên tôi đã tiếp xúc với đàn bầu cổ, sáo trúc, và hát các làn điệu dân tộc. Cứ vào ngày cầu Hải Long Vương tôi sẽ đảm nhiệm đàn hát. Ba đảo làm lễ ba ngày khác nhau, giúp dân làng đổ về đó chung vui và cầu may" - cô Tiết chia sẻ thêm.
Người dân vẫn dùng tiếng Việt để giao tiếp hằng ngày (Ảnh: Lê Phong).
Khung cảnh sống yên bình ở làng Vạn Vĩ (Ảnh: Lê Phong).
Chị Nương (hướng dẫn viên du lịch tại Trung Quốc) nói: "Tam Đảo hiện nay là nơi duy nhất còn sử dụng tiếng Việt. Thậm chí, trên các biển báo giao thông vẫn còn đề chữ quốc ngữ cho người dân sử dụng.
Ở đây lâu, mình đã gặp rất nhiều bà con Kinh. Họ rất tự hào dân tộc, mến khách và có lòng tự tôn lưu, giữ văn hóa cao".
Sau đó, theo báo Chất lượng và Cuộc sống ngày 3/10/2024 cũng có bài viết với tiêu đề: "Kỳ lạ bộ tộc duy nhất Trung Quốc dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp, ăn nước mắm, chơi đàn bầu". Nội dung như sau:
Cách cửa khẩu Móng Cái khoảng 30km về phía Bắc, thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) ngày càng phát triển với những dãy nhà cao tầng và các trung tâm thương mại sầm uất. Tại đây, làng chài Tam Đảo là nơi duy nhất mà bộ tộc Kinh sinh sống. Hằng ngày, họ vẫn sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và con em được học qua những cuốn sách giáo khoa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Theo gia phả ghi lại từ thế kỷ 17, một bộ phận người Việt từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đã sang Tam Đảo (Trung Quốc) định cư và hành nghề đánh bắt hải sản. Thời đó, chữ quốc ngữ chưa ra đời nên mọi sổ sách, văn bản đều được ghi chép bằng chữ Nôm.
Bộ Kinh ở Trung Quốc còn lưu giữ nhiều nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Ảnh: Người Lao Động
Ban đầu, khu vực này gồm ba thôn: Vạn Vĩ, Mu Đầu và Sơn Tâm với số dân chưa đến 100 người thuộc 12 dòng họ: Tô, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Vũ, Bùi, Cao, Ngô, La, Cung, Khổng và Lương.
Nhờ phù sa bồi đắp, ba hòn đảo sau này đã hợp thành đất liền và phát triển thêm nhiều thôn xóm khác, nhưng tên gọi Tam Đảo vẫn được giữ nguyên. Cộng đồng người gốc Việt này được ghi nhận là tộc Kinh, một trong 56 dân tộc của Trung Quốc.
Sau 500 năm, Tam Đảo hiện có gần 20.000 người gốc Việt thuộc thế hệ thứ 9-10. Mặc dù không còn mối liên hệ trực tiếp với quê hương, nhưng họ vẫn gìn giữ bản sắc và ngôn ngữ mẹ đẻ thông qua việc sử dụng hằng ngày.
Đánh đàn bầu, ăn nước mắm như người Việt
Dường như bỏ mặc thời gian, làng chài Vạn Vĩ hiện ra đầy đủ những nét bản địa với cây đa, bến nước, mái đình. Đặc biệt, ngay trước cổng làng, chính quyền địa phương đã xây dựng một bảo tàng nhằm lưu giữ toàn bộ văn hóa Việt Nam, nhắc nhở con cháu bộ tộc Kinh về cội nguồn của mình.
Những hình ảnh như tranh vẽ rước kiệu, áo dài, điếu cày, chum vại, vó đánh cá, truyện Thạch Sanh, hay những món đặc sản như nước mắm, bún, miến, đồ khô tẩm gia vị... đã trở thành một phần không thể thiếu trong tiềm thức của mỗi người dân làng chài.
Bà Tô Tiết, thế hệ thứ 10 của người dân tộc Kinh tại Trung Quốc chơi đàn bầu. Ảnh: Người Lao Động.
Chia sẻ với phóng viên báo Dân Trí, cô Tô Tiết cho biết, tổ tiên cô đã đến vùng biển này lập nghiệp từ hơn 500 năm trước. Dù từ đó đến nay chưa từng trở về Việt Nam tìm lại cội nguồn, nhưng nhờ việc cùng cha mẹ sử dụng tiếng Kinh, cô vẫn có thể nghe và hiểu ngôn ngữ này. Tuy nhiên, đến đời con cháu hiện tại, việc sống chung với người Hán và sử dụng tiếng phổ thông đã khiến việc duy trì ngôn ngữ gốc trở nên khó khăn hơn.
"Hàng xóm ở đây chủ yếu là người Kinh, từ 12 đến 17 tuổi thì có thể nói tiếng Việt. Mặc dù không trở về quê hương, nhưng ai cũng có ý thức giữ gìn văn hóa bản địa…" - bà Tiết nói.
Bên cạnh ngôn ngữ, người Kinh ở Trung Quốc vẫn giữ gìn trọn vẹn văn hóa lễ Tết của Việt Nam. Đặc biệt với ngư dân, ngày 6/9 hằng năm là lễ hội lớn nhất, nơi họ cầu mong mưa thuận gió hòa.
"Từ khi còn nhỏ, do mẹ tham gia đoàn văn nghệ làng, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với đàn bầu cổ, sáo trúc và hát các làn điệu dân tộc. Vào ngày lễ cầu Hải Long Vương, tôi thường đảm nhiệm việc đàn hát. Ba đảo tổ chức lễ vào ba ngày khác nhau, tạo cơ hội để người dân từ khắp nơi đổ về chung vui và cầu may",cô Tiết chia sẻ.
Chị Nương, hướng dẫn viên du lịch tại Trung Quốc, cho biết:
Nhiều người trẻ của bộ Kinh vẫn sử dụng và giữ gìn tiếng Việt. Ảnh: Internet
"Tam Đảo hiện nay là nơi duy nhất còn sử dụng tiếng Việt. Thậm chí, trên các biển báo giao thông vẫn có chữ quốc ngữ để phục vụ người dân.
Trong thời gian sống ở đây, tôi đã gặp rất nhiều bà con người Kinh. Họ rất tự hào về dân tộc, mến khách và luôn có ý thức cao trong việc lưu giữ và phát huy văn hóa".
Trung tướng Võ Thứ, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5, nguyên Phó tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam - là một trong những cán bộ lãnh đạo đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (tháng 3/1945). Thời điểm ấy, cơ quan Tham mưu của Quân khu 5 tổ chức tập huấn quân sự cho cán bộ chỉ huy tham mưu của quân khu và các đơn vị để chuẩn bị trận đánh lớn trên chiến trường Khu 5.
Người sinh vào 4 ngày Âm lịch đặc biệt này thường mang trong mình năng lực nổi bật, tinh thần cầu tiến và ý chí vững vàng.
Nga đang chuẩn bị một đợt tổng tấn công mùa hè nhằm phá vỡ thế giằng co kéo dài hơn một năm qua trên chiến trường để giành ưu thế quyết định tại khu vực Donbass và cuối cùng khiến Ukraine phải "khuất phục".
Ngày 6/6, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức họp cho ý kiến Đề án hợp nhất Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, Đảng bộ tỉnh Đắk Nông; thành lập Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng trực thuộc Trung ương.
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận rằng, lực lượng nước này đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Ukraine trong đêm 5, rạng sáng 6/6 trả đũa Chiến dịch "Mạng nhện" của Kiev hôm 1/6.
7 ngôi sao rời SLNA khi V.League 2024/2025 khép lại?; 5 ĐT châu Á giành vé dự VCK World Cup 2026; Magalhaes gia hạn hợp đồng với Arsenal; Beckham sắp được phong tước hiệp sĩ; Sporting ra giá bán Gyokeres.
Nữ diễn viên trẻ đảm nhận vai Lan - nhân vật chính của bộ phim “Út Lan: Oán linh giữ của” chính là Phương Thanh, người lần đầu tiên chạm ngõ điện ảnh.
Trước tình cảm của cô gái làng Mèn, trái tim của trạng nguyên - nhà sư Vũ Kiệt đã rung động. Sau đó, ông từ giã đường tu tiếp tục dấn thân, góp sức vào việc dân, việc nước và làm lễ hỏi cưới cô gái kia, sống đời hạnh phúc bên người vợ yêu của mình.
Chiều 6/6, BTC đã tiến hành buổi Họp báo công bố thông tin chính thức về Lễ hội Bóng đá Việt Nam-Vương quốc Anh 2025 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Nga đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ví cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraine như “hai đứa trẻ đánh nhau trong công viên”.
Với mục tiêu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025, tỉnh Bình Định đang từng bước khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu khu vực miền Trung thông qua chuỗi sản phẩm du lịch mới, sự kiện quốc tế quy mô lớn cùng chiến lược quảng bá bài bản, mạnh mẽ.
Công an tỉnh Yên Bái vừa thu giữ số lượng lớn sản phẩm mỹ phẩm, nguyên liệu và nhiều máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất mỹ phẩm với tổng giá trị ước tính lên tới hàng chục tỷ đồng.
Một vụ án tại Trung Quốc gây chấn động mạng xã hội đại lục khi một người đàn ông sát hại mẹ ruột và bạn gái rồi bỏ trốn cùng chị dâu trong suốt 32 năm, đã bị bắt giữ.
Các chuyên gia sử học trên khắp thế giới đều đã nghe danh Thành Cát Tư Hãn và không khỏi tò mò về đội quân hùng mạnh thiện chiến, oanh tạc khắp các lục địa Á-Âu của ông.
Tháng 6, 3 con giáp này được Thần Tài đến thăm, giúp họ xua đuổi vận đen, mang lại vận may tốt nhất , giúp sự nghiệp của họ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.
Chuyên trang chuyển nhượng Transfermarkt vừa công bố danh sách 10 cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á hiện nay. Đáng chú ý, Indonesia góp mặt tới 8 cái tên.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Estonia, sáng 6/6 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Tallinn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Estonia Kristen Michal.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến giao Sở Nông nghiệp và Môi trường xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm viên chức để xảy ra vi phạm các quy định của pháp luật về công tác quản lý thú y, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
Cơ quan Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định truy nã Nguyễn Duy Anh Vũ (33 tuổi, Hà Nội) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 5 tỷ đồng. Vũ đã lợi dụng việc bán trái sầu riêng, giả danh chủ vườn để chiếm đoạt tiền đặt cọc của nhiều tiểu thương, sau đó bỏ trốn khỏi địa phương.
Hòa cùng không khí sôi động tại đảo ngọc Cát Bà mùa hè này, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) triển khai chương trình ưu đãi lớn lên đến 45% dành cho khách hàng sử dụng ứng dụng ngân hàng số NCB iziMobile.
Theo thống kê mới nhất, tỉnh Thái Nguyên dự kiến chi trả 1.027 tỷ đồng để giải quyết chế độ cho 1.095 người lao động thuộc diện nghỉ việc do sắp xếp đơn vị hành chính.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) đã cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhân bị say nóng nghiêm trọng, biến chứng suy thận cấp và tiêu cơ vân. Trường hợp này là lời cảnh báo rõ ràng về nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng do thời tiết nắng nóng, đặc biệt với người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường kém thông gió.
Sau nhiều năm rời xa màn ảnh, Diệu Hương có cuộc sống bình yên, hạnh phúc bên chồng con tại Mỹ.
Ông Chu Văn Phúc, người dân tộc Tày, nông dân giỏi hiện đang sinh sống tại thôn Hố Giải, xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương là điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền núi, dân tộc thiểu số
Ngày 6/6, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã chính thức công bố danh sách 22 nhà khoa học trúng tuyển đợt 1 năm 2025 của "Chương trình thu hút các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành" (Chương trình VNU350).
Các chiến sĩ Công an TP.HCM khiến người dân phấn khích và thót tim với những màn biểu diễn đặc sắc, đặc biệt là những màn biểu diễn nội công công phá.
Đơn vị máy bay không người lái (UAV) Paragon thuộc lực lượng đặc nhiệm Timur của Ukraine vừa tiến hành một loạt cuộc tấn công chính xác cao trên bờ phải sông Oskil, khiến vị trí của Nga tại đây hoàn toàn tan rã.
Tiếng leng keng thân thuộc, cảnh trẻ con nhảy tàu, bám đuôi tàu đã trở thành một trong các hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống của thanh thiếu niên Hà Nội thời bao cấp
Đất mua đấu giá đã được bàn giao thực địa và cắm cột sắt làm mốc giới. Khi xây dựng, các hộ dân được cấp phép và có cán bộ địa chính trực tiếp xác định vị trí mốc giới khi đào móng. Thế nhưng, nhiều gia đình tại thôn Thác Bưởi 2, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) bất ngờ phát hiện nhà mình xây lệch vị trí so với quy hoạch ban đầu.
Liên quan đến hình ảnh heo bệnh được đăng tải trên mạng xã hội phản ánh về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P.), ngành chức năng tỉnh Hậu Giang đã có báo cáo gửi cho Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, Cục Chăn nuôi và Thú y. Tuy nhiên, 2 báo cáo này có sự khác biệt lớn.
Những ngày đầu tháng 6/2025, người dân tổ dân phố Quyết Thắng, Nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đang rơi vào cảnh lao đao khi lần đầu tiên chứng kiến đàn châu chấu khổng lồ với số lượng ước tính hàng vạn con bất ngờ "đổ bộ" và cắn phá nghiêm trọng hàng loạt diện tích cây luồng (một giống tre của Việt Nam) đang vào độ thu hoạch.