Đậu phụ làng này ở Thái Bình bán theo cân, ăn phòng tiểu đường tuýp 2, dân ngoại tỉnh ăn còn thèm
Món ăn mát lành do dân làng Kênh ở Thái Bình làm ra, cắn nhẹ như tan trong miệng
Chủ nhật, ngày 19/03/2023 17:14 PM (GMT+7)
Nhắc đến đậu phụ, hẳn ai cũng biết đến đậu phụ làng Kênh, xã Tây Đô (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) - món ăn từ lâu được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến.
Những bí quyết trong chế biến và bảo quản đã tạo nên hương vị riêng cho đậu phụ làng Kênh.
Nhắc đến đậu phụ, hẳn ai cũng biết đến đậu phụ làng Kênh, xã Tây Đô (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) - món ăn từ lâu được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến.
Chúng tôi có dịp đến thăm cơ sở sản xuất đậu phụ của gia đình ông Nguyễn Văn Tự, một trong những hộ sản xuất có tiếng trên địa bàn thôn Kênh.
Tất bật với mẻ đậu buổi chiều, ông Tự vui vẻ chia sẻ: Chúng tôi không nhớ đậu làng Kênh có từ bao giờ, chỉ biết đây là nghề cha truyền con nối. Đến đời tôi là đời thứ ba làm nghề này.
Làm đậu trước đây vất vả lắm nhưng giờ có máy xay, máy vắt, nồi hơi nên đỡ vất vả, vừa giảm sức lao động vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Hiện mỗi ngày gia đình tôi tiêu thụ trên 80kg đậu thành phẩm, cung cấp chủ yếu cho các chợ, trường học trong huyện và một số tỉnh ngoài.
Từ 3 giờ sáng, tiếng máy xay đậu đã rộn rã khắp thôn. Mỗi gia đình 3 - 4 người cùng làm, mỗi người phụ trách một công đoạn, từ ngâm đậu, xay đậu, nấu đậu, pha chua, đóng khuôn...
Với đôi bàn tay khéo léo cùng sự kỳ công, miệt mài của những người thợ đã tạo nên những tấm đậu phụ trắng, mềm, thơm. Nét riêng của đậu phụ làng Kênh là miếng đậu mỏng 0,5cm và có vị riêng mà ít nơi nào có được.
Người làng Kênh, xã Tây Đô (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tự hào với nghề làm đậu phụ.
Gia đình ông Trần Văn Khải làm nghề được 20 năm, một ngày sản xuất 2 tạ đậu phụ thành phẩm xuất bán cho thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...
Ông chia sẻ: Làm đậu phụ không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình mà đó còn là niềm tự hào của người dân làng Kênh khi gìn giữ và phát triển được nghề truyền thống. Các bước làm đậu đều như nhau nhưng bí quyết tạo nên thương hiệu chính là khâu pha chua. Để có được những miếng đậu mỏng đều và mịn, mỗi gia đình có một bí quyết riêng.
Để làm đậu phụ thơm, ngon phải chọn loại đỗ tương ngon, hạt to đều, tròn mình, chắc mẩy.
Theo các hộ dân làm đậu nơi đây, làm đậu không quá phức tạp nhưng phải thực hiện qua nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian.
Các công đoạn cũng rất cầu kỳ. Hiện nay, nhiều gia đình đã đầu tư máy móc hiện đại thay vì làm thủ công như trước, giúp giảm sức lao động. Điểm khác biệt của đậu phụ làng Kênh so với đậu của nơi khác là ở hương vị thanh mát đặc trưng, dù ăn sống hay chiên rán đều rất hấp dẫn và giữ được hương thơm tự nhiên của đỗ tương.
Nếu như trước đây đậu làng Kênh thường bán chạy nhất vào thời điểm thu hoạch vụ mùa thì nay xuất bán quanh năm. Đậu phụ làng Kênh thường được bán theo cân với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Chị Trần Thị Loan, thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cho biết: Mỗi lần có dịp về xã Tây Đô, chúng tôi đều mua đậu phụ về thưởng thức và làm quà. Đậu phụ ở đây mềm, ngọt và thơm hơn so với đậu ở nhiều nơi khác nên ai cũng thích.
Mặc dù nghề làm đậu phụ ở làng Kênh có từ lâu và đem lại thu nhập ổn định cho bà con, tuy nhiên, việc sản xuất vẫn mang tính tự phát, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ nên hiệu quả chưa tương xứng với công sức người dân bỏ ra.
Ông Nguyễn Văn Quynh, Chủ tịch UBND xã Tây Đô (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) cho biết: Hiện toàn xã có hơn 50 hộ duy trì và phát triển nghề làm đậu phụ với thu nhập 200.000 - 300.000 đồng/người/ngày.
Chúng tôi khuyến khích bà con đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất quy mô lớn, đồng thời liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm để hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP cho địa phương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.