Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Giá xăng kỳ tới có thể giảm về hơn 22.000 đồng/lít?

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 10/09/2022 07:48 AM (GMT+7)
Giá dầu tiếp tục đi lên khi các nhà đầu tư cân nhắc khả năng Nga ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt cho một số nước. Trong nước, giới kinh doanh xăng dầu dự báo ở kỳ điều hành ngày 12/9, giá xăng sẽ giảm tương ứng khoảng 700-900 đồng/lít, xuống còn hơn 22.000 đồng/lít.
Bình luận 0

Lo ngại Nga ngừng cấp dầu và khí đốt cho châu Âu cộng với việc đồng USD mất giá đã hỗ trợ giá dầu hôm nay tăng mạnh, bất chấp những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu yếu.

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Dầu thô đồng loạt tăng mạnh 

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 10/9/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 11/2022 đứng ở mức 85,64 USD/thùng, tăng 2,57 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 11/2022 đứng ở mức 92,18 USD/thùng, tăng 3,03 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Giá xăng kỳ tới có thể giảm về hơn 22.000 đồng/lít? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Dầu thô đồng loạt tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Giá xăng kỳ tới có thể giảm về hơn 22.000 đồng/lít? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Dầu thô đồng loạt tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Giá xăng kỳ tới có thể giảm về hơn 22.000 đồng/lít? - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Dầu thô đồng loạt tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Giá xăng kỳ tới có thể giảm về hơn 22.000 đồng/lít? - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Dầu thô đồng loạt tăng mạnh

Giá dầu ngày 10/9 tăng vọt khi thị trường lo ngại nếu Nga ngừng xuất khẩu dầu thô và khí đốt cho một số quốc gia sẽ kéo theo tình trạng thâm hụt nguồn cung năng lượng.

Ngoài ra, đồng USD yếu hơn và loạt dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ cũng là tác nhân hỗ trợ giá dầu đi lên.

Tại Mỹ, hôm 8/9, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ đã hạ dự báo mức tăng sản lượng dầu thô của nước này từ mức 610.000 thùng/này xuống còn 540.000 thùng ngày, đạt mức 11,79 triệu thùng/ngày trong năm 2022.

Giới đầu tư cũng kỳ vọng nhu cầu dầu từ Trung Quốc sẽ sớm phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.

Mặc dù vậy, giá dầu hôm nay vẫn được cảnh báo đang phải đối diện với rất nhiều rủi ro, nguy cơ lớn. Quyết định tăng lãi suất của ECB sẽ tạo áp lực lớn lên triển vọng kinh tế của khu vực, qua đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Còn tại Trung Quốc, các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt cũng đang đè nặng lên triển vọng nhu cầu dầu của nước này.

Giá dầu đã đi lên trong phiên chiều 9/9, khi các nhà đầu tư cân nhắc khả năng Nga ngừng xuất khẩu dầu và khí đốt cho một số nước.

Dù vậy, giá dầu cũng trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp với mức giảm 4%, khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh mẽ và các biện pháp kiềm chế Covid-19 của Trung Quốc đè nặng lên nhu cầu.

Giới phân tích cho rằng đà giảm của giá dầu đã được hạn chế phần nào bởi khả năng thắt chặt nguồn cung, trong bối cảnh Nga đe dọa cắt giảm lượng dầu xuất sang bất kỳ quốc gia nào ủng hộ áp đặt giới hạn giá dầu thô của họ.

Các yếu tố khác cũng giúp nâng đỡ giá dầu là việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất lớn ngoài khối (OPEC+) chỉ cắt giảm sản lượng khiêm tốn, cùng triển vọng tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ yếu hơn.

Các nhà phân tích cho biết dựa trên triển vọng nguồn cung, việc bán tháo có thể đã hết động lực, vì nhu cầu tại Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới có thể phục hồi nhanh chóng.

Các nhà phân tích cho biết nhu cầu dầu của Trung Quốc khó dự đoán. Nhưng sau các đợt mở cửa trước đây, nước này đã cho thấy sự phục hồi nhanh chóng ngay lập tức hay vì chỉ tăng dần qua thời gian.

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cũng nhận định: Các yếu tố vĩ mô đều đang gây sức ép cho giá dầu. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9 của Trung Quốc tăng 2,5%, và chỉ số giá sản xuất PPI tăng 2,3%, mức thay đổi đều thấp hơn so với tháng trước và cả dự báo của giới phân tích. Lạm phát của Trung Quốc hạ nhiệt dường như sẽ là thông tin tích cực, tuy nhiên số liệu phản ánh sự suy yếu rõ rệt của các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, dù lạm phát hạ nhiệt giúp cho ngân hàng trung ương có thể thuận lợi hơn trong việc kích thích nền kinh tế, tuy nhiên mục tiêu chống dịch hiện vẫn đang được ưu tiên hơn, nên nhà đầu tư khó có thể mong đợi Bắc Kinh sẽ thông qua một gói kích thích mới với quy mô đáng kể đủ để vực dậy nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu.

Về phía các yếu tố cung cầu, những bất ổn về nguồn cung tiếp tục tăng lên, khi mà Tổng thống Nga Putin đe dọa ngừng cung cấp các sản phẩm năng lượng cho châu Âu. Khả năng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ - Iran cũng đang ngày càng kém chắc chắn. Các nước sản xuất dầu lớn hiện vẫn đang hưởng lợi từ việc giá dầu neo ở mức cao, nên mặc dù việc cắt giảm 100.000 thùng vào tháng 10 của OPEC+ không ảnh hưởng quá nhiều tới bức tranh cung cầu hiện nay, nhưng nhóm sẵn sàng can thiệp thêm bất cứ khi nào thấy cần thiết để duy trì mức giá dầu tối thiểu 90 USD.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Chiều 5/9, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành ngày 5/9.

Bộ Công Thương cho biết, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 22/8/2022-05/9/2022) tiếp tục có những diễn biến tăng giảm đan xen. Đầu kỳ, giá xăng dầu liên tục tăng cao do OPEC dự kiến cắt giảm sản lượng; lo ngại về việc Mỹ không xem xét các nhượng bộ bổ sung đối với Iran trong thỏa thuận hạt nhân Iran; sản xuất, khai thác dầu của Libya và Nigieria không cải thiện; tồn kho xăng dầu của Mỹ giảm trong khi mùa mưa bão tại Mỹ đang đến gần ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và vận chuyển dầu thô.

Đến cuối kỳ, giá xăng dầu lại có xu hướng giảm do đồng USD tăng giá; nhiều nước áp dụng chính sách tăng lãi suất ngân hàng để kiểm soát lạm phát cùng với tình trạng dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn căng thẳng làm kỳ vọng nhu cầu giảm… Nhìn chung, giá xăng dầu trong kỳ vừa qua diễn biến có tăng, có giảm nhưng xu hướng chung là tăng cao đối với dầu diesel và dầu hỏa và giảm nhẹ đối với xăng và dầu mazut.

Giá xăng dầu hôm nay 10/9: Giá xăng kỳ tới có thể giảm về hơn 22.000 đồng/lít? - Ảnh 5.

Giới kinh doanh xăng dầu dự báo ở kỳ điều hành ngày 12/9, giá xăng sẽ giảm tương ứng khoảng 700-900 đồng/lít, xuống còn hơn 22.000 đồng/lít.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 02 kỳ điều hành giá ngày 22/8/2022 và ngày 05/9/2022 là: 105,431 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 2,195 USD/thùng, tương đương giảm 2,039% so với kỳ trước); 108,866 USD/thùng xăng RON95 (giảm 2,583 USD/thùng, tương đương giảm 2,317 so với kỳ trước; 140,786 USD/thùng dầu hỏa (tăng 11,773 USD/thùng, tương đương tăng 9,126% so với kỳ trước); 143,026 USD/thùng dầu điêzen (tăng 12,175 USD/thùng, tương đương tăng 9,304% so với kỳ trước); 482,322 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 18,717 USD/tấn, tương đương giảm 3,736% so với kỳ trước).

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước đang được kiểm soát. Theo chủ trương mới của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh Covid-19, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đã phục hồi trở lại.

Kỳ điều hành này, giá cơ sở các mặt hàng xăng và dầu mazut giảm nhẹ, giá mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa tăng cao. Để hỗ trợ cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định dừng trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa, đồng thời, thực hiện chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng này để hạn chế mức tăng cao của giá mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa; giữ nguyên mức trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng và dầu mazut để giảm giá các mặt hàng này theo xu hướng giảm của giá thị trường thế giới.

Phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước; tiếp tục khôi phục Quỹ BOG để điều hành giá trong thời gian tới khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều bất ổn và diễn biến phức tạp, khó lường; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 451 đồng/lít (như kỳ trước), xăng RON95 ở mức 493 đồng/lít (như kỳ trước), dầu diesel ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 250 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 400 đồng/lít) và dầu mazut ở mức 641 đồng/kg (như kỳ trước). Đồng thời, thực hiện chi Quỹ BOG đối với dầu diesel ở mức 300 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 10/9 như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 23.359 đồng/lít (giảm 366 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 871 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 24.230 đồng/lít (giảm 439 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 25.188 đồng/lít (tăng 1.429 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không thực hiện chi Quỹ BOG ở mức 300 đồng/lít thì giá bán sẽ là 25.488 đồng/lít, tăng 1.729 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; Dầu hỏa: không cao hơn 25.445 đồng/lít (tăng 1.389 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), nếu không thực hiện chi Quỹ BOG 100 đồng/lít thì giá bán sẽ là 25.545 đồng/lít, tăng 1.489 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành; Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 16.077 đồng/kg (giảm 471 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Đây là một kỳ điều hành giá xăng dầu được dư luận đánh giá là khá "kỳ lạ" khi giá dầu diesel lần lượt vượt mặt cả xăng RON 92 lẫn RON 95. Đây cũng là lần giảm giá xăng ngay sau khi hàng loạt thông tin trong kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh cho rằng nhiều cây xăng cố tình găm hàng chờ tăng giá.

Bộ Công Thương cho biết sẽ căn cứ tình hình sản xuất của hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn để phân bổ hạn mức nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý IV.

Về tình hình cung cấp xăng dầu 6 tháng cuối năm, Tập đoàn dầu khí Việt Nam cho biết nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn đự kiến sản xuất 3,9 triệu mtrong quý III, chiếm 72% tổng nhu cầu và quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3, chiếm 80% tổng nhu cầu.

Về cơ bản, lượng sản xuất theo kế hoạch đề ra để cân đối cung cầu từ đầu năm 2022 và đã được phân giao thực hiện cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước để bảo đảm nguồn cung cho thị trường.

Hiện hai nhà máy đều đang vận hành ở công suất tối đa, nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong 4 tháng cuối năm 2022 để cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Mới đây, Bộ Tài chính được yêu cầu chủ động nghiên cứu hoàn thiện trình các cấp có thẩm quyền xem xét các phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhóm mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng cao.

Được biết, hiện giá xăng thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore đang thấp hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 700-900 đồng/lít, còn dầu diesel, dầu hỏa khoảng 900-1.000 đồng/lít.

Do đó, giới kinh doanh xăng dầu dự báo ở kỳ điều hành ngày 12/9, giá xăng sẽ giảm tương ứng khoảng 700-900 đồng/lít, xuống còn hơn 22.000 đồng/lít.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem