Giá xăng dầu hôm nay 7/1: Dầu giảm, thông tin "nóng" đầy lo ngại không chỉ từ Trung Quốc

Nguyễn Phương Thứ bảy, ngày 07/01/2023 09:04 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 7/1: Biến động trái chiều nhưng giá dầu ghi nhận tuần giảm đầu tiên của năm 2023 vì lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu. Giá dầu Brent giảm xuống mức 78,56 USD/thùng.
Bình luận 0

Việc nhiều quốc gia yêu cầu xét nghiệm với du khách Trung Quốc và các ngân hàng trung ương có khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất đã làm dấy lên nhiều lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, qua đó khiến giá dầu hôm nay đi xuống.

Giá xăng dầu hôm nay 7/1: Giá dầu thô lại giảm do lo ngại nhu cầu yếu

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu Brent và WTI trái chiều với mức tăng, giảm thấp khi thị trường cân bằng giữa sự biến động của đồng bạc xanh và báo cáo việc làm của Mỹ.

Mặc dù kết thúc tuần ở mức trái chiều, nhưng cả hai loại dầu thô tiêu chuẩn này đều đã có trải nghiệm tuần đầu tiên của năm 2023 ở thế lao dốc do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tính cả tuần, dầu Brent và dầu WTI đều giảm hơn 8%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ năm 2016. Cả hai loại dầu này đã tăng khoảng 13% trong ba tuần trước đó.

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 7/1 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 73,77 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 78,56 USD/thùng.

Trước đó ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 7/1/2023, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đứng ở mức 73,73 USD/thùng, tăng 0,06 USD trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 6/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2023 đã giảm 0,36 USD/thùng.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 78,55 USD/thùng, giảm 0,14 USD trong phiên và đã giảm 0,64 USD so với cùng thời điểm ngày 6/1.

Giá xăng dầu hôm nay 7/1: Dầu giảm, thông tin "nóng" đầy lo ngại không chỉ từ Trung Quốc - Ảnh 1.

Mặc dù kết thúc tuần ở mức trái chiều, nhưng cả hai loại dầu thô tiêu chuẩn này đều đã có trải nghiệm tuần đầu tiên của năm 2023 ở thế lao dốc do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giá xăng dầu hôm nay 7/1: Dầu giảm, thông tin "nóng" đầy lo ngại không chỉ từ Trung Quốc - Ảnh 2.

Mặc dù kết thúc tuần ở mức trái chiều, nhưng cả hai loại dầu thô tiêu chuẩn này đều đã có trải nghiệm tuần đầu tiên của năm 2023 ở thế lao dốc do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giá xăng dầu hôm nay 7/1: Dầu giảm, thông tin "nóng" đầy lo ngại không chỉ từ Trung Quốc - Ảnh 3.

Mặc dù kết thúc tuần ở mức trái chiều, nhưng cả hai loại dầu thô tiêu chuẩn này đều đã có trải nghiệm tuần đầu tiên của năm 2023 ở thế lao dốc do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giá xăng dầu hôm nay 7/1: Dầu giảm, thông tin "nóng" đầy lo ngại không chỉ từ Trung Quốc - Ảnh 4.

Mặc dù kết thúc tuần ở mức trái chiều, nhưng cả hai loại dầu thô tiêu chuẩn này đều đã có trải nghiệm tuần đầu tiên của năm 2023 ở thế lao dốc do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giá dầu hôm nay có xu hướng giảm chủ yếu do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu không được như kỳ vọng.

Việc Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, mở của trở lại nền kinh tế đã mở ra nhiều kỳ vọng về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu, tạo động lực tăng giá cho dầu thô. Tuy nhiên, sự kỳ vọng này lại đang bị bào mòn khi nhiều nước đang yêu cầu các biện pháp xét nghiệm Covid-19 đối với du khách Trung Quốc.

Với các dữ liệu kinh tế, đặc biệt là lạm phát, giới chuyên gia nhận định các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Fed và ECB có thể sẽ tiếp tục thực hiện các đợt tăng lãi suất mới, điều này sẽ tạo áp lực không nhỏ đối với các hoạt động kinh tế, qua đó tác động tiêu cực đến triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.

Giá dầu hôm nay cũng chịu áp lực giảm giá bởi quyết định giảm giá bán dầu sang châu Á của Saudi Arabia.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu ngày 7/1 cũng được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu.

Chiều 6/1, giá dầu tại thị trường châu Á tăng 1 USD, nhờ những hy vọng vào sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc và đà giảm dự trữ nhiên liệu của Mỹ.

Nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính CMC Markets (Anh), cho biết tâm lý lạc quan về chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc, đặc biệt là các biện pháp kích thích hơn nữa để thúc đẩy lĩnh vực bất động sản, là nhân tố chính hỗ trợ đà tăng cho giá dầu. Bên cạnh đó, đà giảm của đồng USD cũng tạo thêm động lực tăng giá cho thị trường dầu mỏ.

Trung Quốc đã công bố thêm các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, bao gồm thiết lập một cơ chế điều chỉnh linh hoạt về lãi suất thế chấp cho những người mua nhà lần đầu, nhằm thúc đẩy lĩnh vực bất động sản vốn đóng góp 1/4 nền kinh tế của đất nước.

Tại Mỹ, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết tồn kho sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, giảm nhiều hơn dự kiến trong tuần tính đến ngày 30/12, khi giảm 1,4 triệu thùng, so với dự báo giảm 396.000 thùng.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp tại công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ), cho rằng thị trường dầu đang cố gắng phục hồi nhưng những lo ngại về nhu cầu đang khiến mức tăng thấp.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ 15h ngày 3/1. Giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h ngày 3/1/2023 sau biến động tăng lên của giá xăng dầu thế giới và sau khi áp dụng thuế bảo vệ môi trường mới.

Cụ thể, theo thông báo của các doanh nghiệp xăng dầu, từ 15h ngày 3/1, giá xăng E5 tăng 330 đồng/lít, giá bán là 21.350 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 350 đồng/lít, giá bán 22.150 đồng/lít. Giá dầu diesel giữ nguyên (giá bán là 22.150 đồng/lít). Dầu hỏa tăng 600 đồng/lít, giá bán là 22.760 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 7/1: Dầu giảm, thông tin "nóng" đầy lo ngại không chỉ từ Trung Quốc - Ảnh 5.

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ 15h ngày 3/1.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 7/1 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.352 đồng/lít (tăng 332 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); thấp hơn xăng RON 95-III 802 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 22.154 đồng/lít (tăng 347 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 22.151 đồng/lít (giữ nguyên so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 22.767 đồng/lít (tăng 601 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 13.740 đồng/kg (tăng 107 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Cũng theo Bộ Công Thương, kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng tăng giá của giá xăng dầu thế giới và thuế bảo về môi trường (theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban thường Vụ Quốc hội, áp dụng từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023) nên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, bình ổn giá xăng dầu trong nước theo quy định, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các loại xăng dầu, trong đó ngừng trích lập với xăng và dầu mazut do giá tăng cao, bên cạnh đó thực hiện chi Quỹ BOG với xăng và dầu mazut để hạn chế mức tăng giá cao so với giá kỳ trước.

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 21/12/2022-03/01/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc và việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; việc Nga có khả năng cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ đối với các quốc gia áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga; nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu,…các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/12/2022 và kỳ điều hành ngày 03/01/2023 là: 89,110 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 5,897 USD/thùng, tương đương tăng 7,08% so với kỳ trước); 92,513 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 5,217 USD/thùng, tương đương tăng 6,04% so với kỳ trước); 114,617 USD/thùng dầu hỏa (tăng 5,640 USD/thùng, tương đương tăng 5,17% so với kỳ trước); 113,466 USD/thùng dầu điêzen (tăng 0,969 USD/thùng, tương đương tăng 0,86% so với kỳ trước); 397,361 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 29,293 USD/tấn, tương đương tăng 7,95% so với kỳ trước).

Đáng lưu ý, tại kỳ điều chỉnh giá hôm 3/1, cơ quan điều hành tiếp tục không trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 và RON 95; trích lập quỹ với dầu diesel là 605 đồng/lít, dầu hỏa 200 đồng/lít, dầu mazut 100 đồng/kg.

Ngoài ra, giá xăng dầu trong nước còn tăng theo giá xăng dầu thế giới và thuế bảo vệ môi trường, áp dụng từ 1/1- hết 31/12/2023) nên liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các loại xăng dầu, trong đó ngừng trích lập với xăng và dầu mazut do giá tăng cao; chi quỹ với xăng và dầu mazut.

Từ ngày 1/1, giá bán lẻ xăng dầu đã được cập nhật mới, với mức tăng khá cao sau khi Quốc hội thông qua thuế bảo vệ môi trường mới với xăng dầu.

Cụ thể, giá xăng E5 tăng 1.045 đồng/lít, giá bán không quá 21.020 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 1.100 đồng/lít, giá bán không cao hơn 21.807 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 550 đồng/lít, giá bán không cao hơn 22.151 đồng/lít.

Đại diện Bộ Công Thương cho hay, kỳ điều hành giá vẫn theo quy định là ngày 3/1/2023. Nhưng từ 0h ngày 1/1/2023, giá xăng dầu được “điều chỉnh” là theo mức thuế bảo vệ môi trường mới.

"Lưu ý là chỉ cập nhật mức thuế bảo vệ môi trường mới vào giá của kỳ hiện hành", đại diện Bộ Công Thương lưu ý.

Được biết, trước thông tin về sự cố của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bộ Công Thương cho biết theo báo cáo cập nhật, sự cố kỹ thuật sẽ được khắc phục xong trước ngày 15/1. Đồng thời, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dự kiến sẽ cấp bù sản lượng thiếu hụt từ nay đến trước Tết Nguyên đán. Dự kiến sản lượng thiếu hụt do sự cố kỹ thuật của Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn khoảng 120.000 mét khối.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết hiện cơ quan này đã giao Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để nắm cụ thể tình hình thực hiện tổng nguồn cung xăng dầu của các doanh nghiệp, phương án bù đắp lượng xăng dầu thiếu hụt do sự cố tại nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn gây ra.

Động thái này nhằm đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu tại thị trường trong nước, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.

Trước đó, ngày 31/12, Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn thông báo về sự cố kỹ thuật rò rỉ xúc tác tại khớp nối giãn nở nhiệt tháp tại sinh của phân xưởng RFCC. Vì vậy, nhà máy phải tạm ngừng phân xưởng này để khắc phục.

Phân xưởng chế biến dầu thô và các phân xưởng công nghệ khác được duy trì hoạt động ở công suất thấp hơn kế hoạch trong thời gian sửa chữa này. Do đó, sản lượng xăng dầu trong 10 ngày dầu tháng 1 sẽ bị giảm khoảng 20 - 25% so với kế hoạch.

Dự kiến tháng 1, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ cung ứng ra thị trường 600.000 mét khối xăng dầu; trong đó 240.000 mét khối xăng RON 92 và RON 95, 360.000 mét khối dầu diesel 0.05s và Jet A1.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem