Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm, khẩn cấp đảm bảo đủ nguồn xăng dầu

Nguyễn Phương Thứ sáu, ngày 06/01/2023 08:34 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Dữ liệu về dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm đã đẩy giá xăng dầu leo dốc. Giá dầu Brent tăng dần đến mức hơn 79 USD/thùng.
Bình luận 0

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp đà tăng trong phiên giao dịch sáng nay, với dầu thô Brent tăng hơn 1%, sau khi dữ liệu cho thấy tồn kho nhiên liệu của Mỹ giảm.

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm sau khi tồn kho dầu của Mỹ giảm

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,93% lên 74,353 USD/thùng vào lúc 8h09 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent tăng 0,77% lên 79,295 USD/thùng. 

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm, khẩn cấp đảm bảo đủ nguồn xăng dầu - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm sau khi tồn kho dầu của Mỹ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm, khẩn cấp đảm bảo đủ nguồn xăng dầu - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm sau khi tồn kho dầu của Mỹ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm, khẩn cấp đảm bảo đủ nguồn xăng dầu - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm sau khi tồn kho dầu của Mỹ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm, khẩn cấp đảm bảo đủ nguồn xăng dầu - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm sau khi tồn kho dầu của Mỹ giảm

Giá dầu tại châu Á phục hồi trong phiên 5/1, sau khi có mức giảm trong hai ngày mạnh nhất cho thời điểm đầu năm trong 3 thập kỷ, khi một đường ống dẫn nhiên liệu của Mỹ phải đóng cửa, dù những lo ngại về kinh tế đã hạn chế đà tăng.

Theo Refinitiv Eikon, giá của cả hai loại dầu đã giảm tổng cộng 9% trong hai phiên 3/1 và 4/1, mức giảm lớn nhất của thời điểm đầu năm kể từ năm 1991.

Giá dầu giảm mạnh trong hai ngày trước do lo ngại về suy thoái của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi những dấu hiệu kinh tế ngắn hạn yếu tại hai nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Yếu tố thúc đẩy giá dầu tăng trong phiên này là thông báo của điều hành hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất của Mỹ là Colonial Pipeline vào cuối ngày 4/1 về việc dừng hoạt động tuyến 3 để bảo dưỡng ngoài dự kiến, có thể là cho đến ngày 7/1.

Số liệu công bố ngày 4/1 cho thấy hoạt động chế tạo tại Mỹ giảm mạnh hơn trong tháng 12/2022 đã gây sức ép lên giá dầu, khi có những lo ngại về sự gián đoạn hoạt động kinh tế, do tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc, sau khi nước này dỡ bỏ các hạn chế nhằm kiểm soát dịch.

Một yếu tố cũng gây bất lợi cho giá dầu là số liệu về dự trữ của Viện Xăng dầu Mỹ, với dự báo dự trữ dầu thô và xăng của nước này sẽ tăng.

Trước đó ngày 4/1, các số liệu cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục sụt giảm trong tháng 12 đã gây áp lực lên giá.

Một cuộc khảo sát từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy cơ hội việc làm giảm ít hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sử dụng thị trường lao động thắt chặt như một lý do để giữ lãi suất ở mức cao hơn trong khoảng thời gian dài hơn dự kiến.

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã tăng hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh chế trong đợt đầu tiên cho năm 2023, báo hiệu kỳ vọng về nhu cầu nội địa kém.

Sau lực bán rất mạnh trong 2 phiên đầu tiên của năm 2023, giá dầu đang lấy lại động lực phục hồi. Tuy nhiên, nhiều khả năng đà tăng sẽ khó có thể duy trì trong bối cảnh các thông tin tiêu cực vẫn đang lấn át.

Bài toán về nhu cầu tiêu thụ kém sắc vẫn đang là tâm điểm của thị trường, với việc Trung Quốc tiếp tục vật lộn với số ca nhiễm Covid-19 và số người thiệt mạng tăng vọt, gây gián đoạn tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chuyến bay từ Trung Quốc tới nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng bị kiểm soát nghiêm ngặt. Mới đây, Liên minh châu Âu khuyến nghị các hạn chế mới đối với hành khách đến từ Trung Quốc. Điều này vẫn sẽ khiến nhu cầu nhiên liệu bị hạn chế và giá dầu vẫn có thể gặp áp lực.

Về nguồn cung, theo thông tin, Nga đang gửi thêm dầu thô được sản xuất ở khu vực Bắc cực tới Trung Quốc và Ấn Độ với mức chiết khẩu cao hơn sau lệnh trừng phạt của châu Âu. Các loại dầu thô này thường không hướng về phía châu Á. Tuy nhiên, dữ liệu từ Reuters cho thấy xuất khẩu dầu thô từ Bắc cực sang Ấn Độ đã tăng đều đặn kể từ tháng 5 với mức kỷ lục 6,67 triệu thùng trong tháng 11, và 4,1 triệu thùng trong tháng 12. 

Trong khi đó, nguồn cung từ nhóm nước OPEC vẫn đang khá ổn định. OPEC được dự đoán đã bơm 29 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 12, tăng 120.000 thùng/ngày so với tháng 11. Thêm vào đó, Saudi Arabia còn có khả năng hạ giá bán dầu thô sang khu vực châu Á. Việc dòng chảy của Nga hướng về phía châu Á nhiều hơn, nhóm các nước OPEC vẫn sản xuất ổn định, trong khi nhu cầu còn nhiều hạn chế sẽ là yếu tố gây sức ép tới giá dầu.

Báo cáo của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) nhiều khả năng sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến giá, khi các nhà đầu tư tập trung phân tích bức tranh nhu cầu. Trong trường hợp tồn kho dầu và các sản phẩm từ dầu tăng, giá sẽ tiếp tục gặp áp lực.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ 15h ngày 3/1. Giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng từ 15h ngày 3/1/2023 sau biến động tăng lên của giá xăng dầu thế giới và sau khi áp dụng thuế bảo vệ môi trường mới.

Cụ thể, theo thông báo của các doanh nghiệp xăng dầu, từ 15h ngày 3/1, giá xăng E5 tăng 330 đồng/lít, giá bán là 21.350 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 350 đồng/lít, giá bán 22.150 đồng/lít. Giá dầu diesel giữ nguyên (giá bán là 22.150 đồng/lít). Dầu hỏa tăng 600 đồng/lít, giá bán là 22.760 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng thêm, khẩn cấp đảm bảo đủ nguồn xăng dầu - Ảnh 5.

Tại thị trường trong nước, ngày 3/1, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với kỳ điều hành giá xăng dầu từ ngày 3/1.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 6/1 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.352 đồng/lít (tăng 332 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); thấp hơn xăng RON 95-III 802 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 22.154 đồng/lít (tăng 347 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 22.151 đồng/lít (giữ nguyên so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 22.767 đồng/lít (tăng 601 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 13.740 đồng/kg (tăng 107 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Cũng theo Bộ Công Thương, kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng tăng giá của giá xăng dầu thế giới và thuế bảo về môi trường (theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 ngày 30/12/2022 của Ủy ban thường Vụ Quốc hội, áp dụng từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023) nên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, bình ổn giá xăng dầu trong nước theo quy định, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các loại xăng dầu, trong đó ngừng trích lập với xăng và dầu mazut do giá tăng cao, bên cạnh đó thực hiện chi Quỹ BOG với xăng và dầu mazut để hạn chế mức tăng giá cao so với giá kỳ trước.

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 21/12/2022-03/01/2023) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc và việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19; việc Nga có khả năng cấm cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ đối với các quốc gia áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga; nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu,…các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 21/12/2022 và kỳ điều hành ngày 03/01/2023 là: 89,110 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 5,897 USD/thùng, tương đương tăng 7,08% so với kỳ trước); 92,513 USD/thùng xăng RON 95 (tăng 5,217 USD/thùng, tương đương tăng 6,04% so với kỳ trước); 114,617 USD/thùng dầu hỏa (tăng 5,640 USD/thùng, tương đương tăng 5,17% so với kỳ trước); 113,466 USD/thùng dầu điêzen (tăng 0,969 USD/thùng, tương đương tăng 0,86% so với kỳ trước); 397,361 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (tăng 29,293 USD/tấn, tương đương tăng 7,95% so với kỳ trước).

Đáng lưu ý, tại kỳ điều chỉnh giá hôm 3/1, cơ quan điều hành tiếp tục không trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 và RON 95; trích lập quỹ với dầu diesel là 605 đồng/lít, dầu hỏa 200 đồng/lít, dầu mazut 100 đồng/kg.

Ngoài ra, giá xăng dầu trong nước còn tăng theo giá xăng dầu thế giới và thuế bảo vệ môi trường, áp dụng từ 1/1- hết 31/12/2023) nên liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các loại xăng dầu, trong đó ngừng trích lập với xăng và dầu mazut do giá tăng cao; chi quỹ với xăng và dầu mazut.

Từ ngày 1/1, giá bán lẻ xăng dầu đã được cập nhật mới, với mức tăng khá cao sau khi Quốc hội thông qua thuế bảo vệ môi trường mới với xăng dầu.

Cụ thể, giá xăng E5 tăng 1.045 đồng/lít, giá bán không quá 21.020 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 1.100 đồng/lít, giá bán không cao hơn 21.807 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 550 đồng/lít, giá bán không cao hơn 22.151 đồng/lít.

Đại diện Bộ Công Thương cho hay, kỳ điều hành giá vẫn theo quy định là ngày 3/1/2023. Nhưng từ 0h ngày 1/1/2023, giá xăng dầu được “điều chỉnh” là theo mức thuế bảo vệ môi trường mới.

"Lưu ý là chỉ cập nhật mức thuế bảo vệ môi trường mới vào giá của kỳ hiện hành", đại diện Bộ Công Thương lưu ý.

Được biết, Bộ Công Thương vừa có công điện khẩn số 8544/CĐ-BCT về việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Thông tin từ Bộ Công Thương, Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (gọi tắt Nhà máy Nghi Sơn, thuộc Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn), một trong 2 nhà máy đang cung cấp 80% lượng xăng dầu cho thị trường cả nước, đang dừng tạm thời phân xưởng RFCC (phân xưởng cracking xúc tác tầng sôi, được ví như trái tim của nhà máy - PV) để khắc phục sự cố kỹ thuật rò rỉ tại khớp nối.

Sự cố này được cho là sẽ khiến sản lượng xăng dầu trong 10 ngày đầu tháng 1/2023 của Nghi Sơn có thể bị giảm khoảng 20 - 25% so với kế hoạch.

Tại công điện khẩn trên, Bộ Công Thương yêu cầu Công ty CP hóa dầu Bình Sơn (Nhà máy lọc dầu Dung Quất) và Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Nhà máy Nghi Sơn) tăng tối đa công suất xăng dầu, sử dụng nguồn hàng dự trữ hoặc nguồn hàng khác để thay thế, bù đắp sản lượng phân giao thiếu hụt xăng dầu cho khách hàng; chỉ đạo Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn khẩn trương khắc phục sự cố, ổn định hoạt động sản xuất để cung ứng xăng dầu cho khách hàng, thị trường.

Về phía các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp này tìm kiếm nguồn cung xăng dầu, tăng cường nhập khẩu để bù đắp lượng xăng dầu thiếu hụt có thể từ sự cố nói trên.

"Bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023 và đến hết quý I/2023. Ngoài ra, thực hiện đúng tiến độ tổng nguồn xăng dầu đã được Bộ phân giao năm 2023", Bộ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem