Hôm nay tại đập thủy điện cổ nhất Việt Nam ở Lâm Đồng dân vẫn bắt được vô số cá to bự
Hôm nay tại đập thủy điện "cổ xưa" nhất Việt Nam ở Lâm Đồng dân vẫn bắt được vô số cá to bự
Văn Long
Thứ năm, ngày 29/02/2024 05:50 AM (GMT+7)
Nhiều người dân tại xã Lát, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) vẫn đổ về khu vực xả nước của đập thủy điện Ankroet, đập thủy điện lâu đời nhất Việt Nam để bắt cá khi nước hồ cạn, có những con cá trê nặng gần chục ký được đưa lên bờ.
Những ngày cuối tháng 2, ghi nhận của phóng viên Báp điện tử Dân Việt, nhiều người dân tại xã Lát, huyện Lạc Dương đã đổ về khu vực đập tràn hồ thủy điện Ankroet để bắt cá khi hồ nước này đang cạn trơ đáy.
Nhiều người dân lội nước đục ngầu bắt cá dưới chân đập thủy điện cổ xưa nhất Việt Nam là thủy điện Ankroet do người Pháp xây dựng từ năm 1942 đến năm 1945 thì khánh thành và đưa vào sử dụng.
Người dân xã Lát, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) xuống hồ thủy điện cổ xưa nhất Việt Nam bắt cá bằng đủ các loại dụng cụ như rổ, chài, lưới, kích điện, thậm chí mang cả màn đi để kéo cá.
Đập thủy điện Ankroet là đập thủy điện được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam do người Pháp thi công trong nhiều năm. Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiến hành xả nước để tiến hành xử lý bồi lắng, bảo vệ hồ thủy điện Ankroet.
Anh Hoàng, một người dân tại xã Lát, gần đập thủy điện Ankroet cho biết, mực nước hồ xuống thấp đưa theo nhiều loại cá xuống chân đập. Vì vậy, anh cùng nhiều người dân địa phương đã mang nhiều dụng cụ sẵn có để bắt cá.
Đập thủy điện Ankroet được xây dựng từ năm 1942, đưa vào vận hành, sử dụng sau đó 3 năm. Đây được xem như đập thủy điện cổ xưa nhất trong hệ thống đập thủy điện của Việt Nam.
Tại đây, người dân bắt được các loại cá trắm, trôi, mè, đặc biệt có những con cá trên 6-7 kg đã được bắt, đưa lên bờ.
Tại khu vực bên dưới chân đập tràn của hồ thủy điện Ankroet, nhiều người dân đã sử dụng nhiều công cụ để bắt cá. Hồ thủy điện Ankroet bên dưới toàn bộ là đá tảng và bùn cùng nhiều hố sâu, chính vì vậy việc bắt cá trở nên khó khăn hơn, nhiều người đã mang cả kích điện đến để "săn cá".
Càng về trưa, nhiều người dân đã đổ về khu vực này lên đến hàng trăm người có cả phụ nữ và nam giới. Sau thời gian lội dưới dòng nước đục ngầu, đầy bùn, nhiều người lại reo lên vui sướng cùng tiếng cười giòn tan khi bắt được cá to.
Dụng cụ bắt cá hiệu quả nhất là chài, vì vậy nhiều người dân tộc thiểu số đã dùng dụng cụ này để bắt cá.
Những người phụ nữ dùng vó để kéo cá tại hồ thủy điện Ankroet, xã Lát, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng).
Tiếp tục ngược lên thượng nguồn hồ thủy điện Ankroet, tại đây, khi nước rút, chỉ để lại những dòng suối nhỏ nên người dân cũng đi theo để bắt cá.
Hồ thủy điện, nhiều người đã dùng màn ngủ để chặn dòng suối này rồi đi đuổi cá. Khung cảnh vài chục người vui cười lội dưới lòng hồ khiến người xem cũng vui lây vì thấy người dân vớt được "lộc trời".
Tại hồ thủy điện Ankroet hiện nay có lượng lớn bùn đất và cát bồi lắng khiến cho việc tích nước, vận hành thủy điện Ankroet gặp khó khăn.
Hiện, cơ quan chức năng địa phương đang lên phương án để xử lý, nạo vét sau đó tích nước lại cho hồ.
Thủy điện Ankroet là thủy điện được người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1942, đến năm 1945 thì đưa vào vận hành với 2 tổ máy đầu tiên.
Hiện nay, một trong hai tổ máy này đã được đưa về Nhà truyền thống của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để trưng bày.
Sở dĩ, thủy điện Ankroet được xây dựng từ những năm 1942 là do nhu cầu cung cấp điện cho thành phố Đà Lạt.
Vào thời điểm đó, người Pháp muốn xây dựng TP Đà Lạt trở thành thủ phủ của toàn khối Đông Dương.
Với điều kiện máy móc chưa cho phép, thủy điện Ankroet được người Pháp xây dựng chủ yếu bằng sức người với tinh thần làm việc không biết mệt mỏi của hàng ngàn công nhân, chuyên gia.
Mãi cho đến năm 2004, nhà máy thủy điện Ankroet đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là nhà máy thủy điện đầu tiên tại Việt Nam.
Nhiều người là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đầm người dưới nước và bùn để bắt cá tại hồ thủy điện Ankroet, hồ thủy điện cổ xưa nhất Việt Nam tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.