Sáng thứ 7 mùa thu, xuyên qua phố xá Hà Nội đông đúc, ồn ào, chúng tôi chui sâu vào một ngõ vắng be bé, tới một quán cà phê nho nhỏ. Nắng thu xao xác, ấm áp phủ lên tấm biển café "Mơ phố" giản dị. Ánh vàng nhảy nhót trên tấm biển khiến chúng trở nên mơ màng, lười biếng.

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 1.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 2.

Hơn 8 năm qua, quán cà phê "Mơ phố" (ở ngõ nhỏ phố Yên Lãng, Quận Đống Đa, Hà Nội) đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của những bệnh nhân nghèo.

Quán chỉ có độ mươi bàn, lác đác vài vị khách. Khác hẳn với nhiều quán cà phê mở nhạc du dương, quán cà phê Mơ phố rất yên tĩnh, ngay cả những vị khách cũng nói chuyện khẽ khàng. Bên cạnh cửa còn kê chiếc kệ bày bán nhiều sản phẩm rau củ quả, các đặc sản vùng núi.

Chúng tôi đi xuyên qua quán, lên tầng 2 là bước vào một không gian lạ lẫm với những chiếc bàn, giường nằm phủ ga trắng tinh, những chiếc máy nội soi, máy đo huyết áp, khay để các ống lấy máu… Và nhiều người mặc những tấm áo khoác vàng, già có, trẻ có đang bận rộn khám bệnh… 

Đây chính là "đại bản doanh" của Hội bác sĩ tình nguyện, chuyên khám bệnh cho người nghèo vào thứ 7 hàng tuần. Dù mới hơn 8h sáng nhưng đã có nhiều bệnh nhân đến thăm khám, xin được tư vấn…

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 3.

Hội bác sĩ tình nguyện, chuyên khám bệnh cho nhân dân, đặc biệt người nghèo vào thứ 7 hàng tuần.

Hầu hết bệnh nhân đến đây là những người lớn tuổi, mang trong mình các bệnh lý thường gặp của tuổi già như: Huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, đục thủy tinh thể, viêm đường hô hấp, viêm tai mũi họng, đau nhức xương khớp… Đây cũng là nơi lui tới của nhiều người, đặc biệt có những người ở vùng sâu vùng xa làm thuê ở Hà Nội. Trong số đó, đa phần mọi người không có điều kiện kinh tế, mang bệnh tật nhưng không dám đến bệnh viện.

Những bác sĩ, tình nguyện viên và các bệnh nhân không cần giữ khoảng cách. Những cái bắt tay, vỗ vai, nâng đỡ một cách thân thiện, chia sẻ đã kéo dần khoảng cách giữa các bác sĩ và bệnh nhân, điều mà ở các cơ sở y tế khó mà làm được.

Bác sĩ ân cần, hỏi han, bệnh nhân tin tưởng tâm sự… Có lẽ điều này không chỉ giúp bác sĩ "bắt bệnh" trên thân thể mà còn giúp bệnh nhân vợi đi những tâm sự ngổn ngang trong lòng, trút được nỗi lo lắng, mệt mỏi về bệnh tật…

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 4.

Bác sĩ già nhất trong sáng nay là Đại tá, bác sĩ Hà Thị Minh Phương (sinh năm 1949, trú tại đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng). Dù đã 75 tuổi, bác sĩ Phương rất nhanh nhẹn đo huyết áp cho bệnh nhân, hỏi kỹ càng triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt, ăn uống của họ rồi mới đưa ra chẩn đoán ban đầu, hướng dẫn họ đi thử máu…

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 5.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 6.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 7.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 8.

Đại tá, bác sĩ Hà Thị Minh Phương dù đã 75 tuổi nhưng rất nhanh nhẹn đo huyết áp cho bệnh nhân, tận tình khám chữa bệnh. 

Nghỉ ngơi giữa những lần khám bệnh, bác sĩ Phương chia sẻ, đều đặn sáng thứ 7 hàng tuần, bà đều dậy từ sớm để chuẩn bị đồ đạc và nhờ các con đặt xe ôm đưa đến quán cà phê "Mơ phố" để chữa bệnh từ thiện.

Trước đây, bà công tác tại khoa Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau khi nghỉ hưu, bà cũng đi làm thêm ở vài nơi nhưng hiện đều đã nghỉ. Tuy nhiên, bà vẫn mong muốn được khám bệnh và giúp đỡ những người cần bác sĩ. Do đó, khi biết về Hội bác sĩ tình nguyện ở quán café Mơ phố, bà đã đến đăng ký khám bệnh từ thiện, tiếp tục làm sứ mệnh cao cả của mình.

"Tôi giờ có tuổi rồi nên cũng không thông thạo sử dụng điện thoại. Nếu ngày nào con được nghỉ thì con chở tôi đến, ngày nào con bận công việc thì tôi nhờ con đặt xe ôm cho chủ động. Không chỉ khám từ thiện ở quán mà những lần đi khám ở các vùng ngoại thành Hà Nội hay đi miền núi, nếu sức khỏe cho phép là tôi đều tham gia. Tôi còn sức là còn muốn giúp đỡ cho người bệnh cần đến mình. Các con cháu trong nhà cũng rất ủng hộ", bác sĩ Phương cho hay.

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 9.

Vào dịp cuối tuần, bác sĩ Phương đi xe ôm hoặc con đưa tới phòng khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, người nghèo.

Theo bà Phương, ở phòng khám từ thiện này, người bệnh sẽ được bác sĩ khám, xét nghiệm máu và làm 1 số chiếu chụp cơ bản. Nếu có các dấu hiệu bệnh nặng sẽ khuyến cáo bệnh nhân đi khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán sâu hơn.

Điều khiến nhiều bệnh nhân tín nhiệm nhất là họ được các bác sĩ tư vấn rất cặn kẽ, hỏi han và giãi bày những lo lắng của mình về bệnh tật. Các bác sĩ sẽ trấn an và tư vấn cho họ cách điều trị cũng như cách ăn uống, sinh hoạt có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và phòng ngừa bệnh.

Bác sĩ và bệnh nhân không chỉ là mối quan hệ "khám - chữa bệnh" mà còn thân tình như người thân quen. Bác sĩ nắm rõ hoàn cảnh của bệnh nhân, hiểu nỗi niềm của bệnh nhân.

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 10.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 11.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 12.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 13.

Các bác sĩ thăm khám cho người bệnh.

"Người bệnh đến đây chúng tôi đều tư vấn nhiệt tình, hướng dẫn họ điều trị tốt nhất. Đối với những bệnh nặng nên đến bệnh viện để điều trị bởi ở đó có đầy đủ thiết bị, máy móc hiện đại. Còn đối với những bệnh thông thường chúng tôi tư vấn, hướng dẫn dùng thuốc không phí với mong muốn giúp được nhiều người nhất có thể.

Làm công việc thiện nguyện này chúng tôi thấy mình vui tươi, khoẻ ra vì thấy mình có ích với nhiều người. Chúng tôi cũng truyền đạt những kinh nghiệm về ngành y cho các cháu sinh viên sắp ra trường. Ở các bạn trẻ tôi thấy sự nhiệt huyết, yêu người bệnh và luôn sẵn sàng vì người bệnh. Đó là điều đáng quý nhất của những người theo ngành y. Thù lao giá trị mà tôi nhận được từ việc này chính là nụ cười, lời cảm ơn của bệnh nhân. Nhất là khi họ khỏi bệnh, quay lại báo tin vui là điều khiến tôi thấy có giá trị nhất", bác sĩ Phương bày tỏ.

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 14.

Cùng chị gái đến khám tổng thể, bà Nguyễn Ngọc Nga (52 tuổi, ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) cho biết, cách đây hơn nửa năm bà từng đến đây khám bệnh. Tại đây, bà Nga cảm nhận được tình cảm, ân cần của đội ngũ nhân viên y tế.

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 15.

Bà Nguyễn Ngọc Nga đang được bác sĩ khám vòng họng.

"Tuổi này tôi bắt đầu cảm nhận sức khoẻ yếu nên muốn đi kiểm tra tổng thể. Tôi vốn là người khá nhút nhát, rất sợ đi bệnh viện. Kinh tế cũng khó khăn nên tôi sợ khám ra bệnh. Nhưng tại nơi này, tôi được các bác sĩ tận tình hướng dẫn, tư vấn, giúp tôi biết cách chăm sóc sức khỏe, có vấn đề là đi khám, không e ngại nữa", bà Nga nói.

Hội bác sĩ tình nguyện được thành lập bởi bác sĩ Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hội trưởng Hội Bác sĩ tình nguyện. Từ năm 2016, nơi đây đã mở ra nhiều hoạt động khám chữa bệnh thiện nguyện, chia sẻ yêu thương với những người có hoàn cảnh khó khăn ở khắp mọi miền đất nước.

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 16.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 17.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 18.

Các tình nguyện viên nhiệt tình mời những người lao động nghèo đến khám miễn phí.

Hội bác sỹ tình nguyện đã tập hợp nhiều bác sỹ, dược sỹ và tình nguyện viên đang công tác ở khắp các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Bệnh viện Trung ương 108, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Xanh Pôn... cũng như các bác sĩ đã nghỉ hưu. Họ đến với hội bác sĩ tình nguyện cùng đồng lòng hướng về một mục tiêu là chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp những người không đủ điều kiện có thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Đã có hàng trăm bác sĩ, nhân viên y tế, người tình nguyện đăng ký tham gia tại đây.

Trao đổi với PV Dân Việt, bác sĩ Ngô Tuấn Anh chia sẻ, ngay từ khi còn là sinh viên, tham gia công tác thiện nguyện, anh đã không cầm lòng trước những hoàn cảnh khó khăn, quanh năm chạy ăn từng bữa, chưa một lần được khám, chăm sóc sức khỏe, ốm đau cũng không có tiền để mua thuốc.

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 19.
Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 20.

Hội Bác sĩ tình nguyện thường xuyên có những chuyến đi thiện nguyện ở các tỉnh khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân.

Ấp ủ kế hoạch từ lâu, đến năm 2016, bác sĩ Tuấn Anh đứng ra thành lập Hội Bác sĩ tình nguyện Hà Nội. Việc mở quán cà phê "Mơ phố" là trong số các dự án của Hội. Toàn bộ số tiền kinh doanh từ quán đều được dành để gây quỹ thực hiện khám bệnh, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Để có thêm kinh phí, mỗi thành viên đều tự nguyện đóng góp và kêu gọi các nhà tài trợ ủng hộ.

Bác sĩ Ngô Tuấn Anh cho hay, hoạt động của phòng khám thiện nguyện được Sở Y tế Hà Nội cấp phép, các bác sĩ tham gia khám, chữa bệnh đều có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn.

Ngoài sự ủng hộ, tài trợ từ các hội viên Hội Bác sĩ tình nguyện, các cá nhân, tập thể thiện nguyện, tiền kinh doanh quán cà phê "Mơ phố", nguồn thu của quỹ còn đến từ các dự án khác như dự án "Mơ phố Đồ cũ", quyên góp từ cộng đồng các sản phẩm đồ cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng và được đem bán. 

Bên cạnh đó, có nhiều dự án hướng tới cộng đồng cũng được triển khai, như dự án "Mơ phố Book", huy động sách gửi tặng trẻ em vùng cao; "Mơ phố Giáo dục" với việc mở các lớp tập huấn sơ cấp cứu, phòng tai nạn thương tích miễn phí cho thanh, thiếu niên…

Ấp ủ với nhiều hoạt động tình nguyện chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chia sẻ khó khăn với phương châm "lá lành đùm lá rách", các chương trình "Chung sức vì sức khỏe cộng đồng" của Hội Bác sĩ tình nguyện đều đặn đến với bà con ở địa phương còn khó khăn.

Từ năm 2016 đến nay, Hội đã tổ chức khám bệnh nhân đạo và cấp thuốc miễn phí cho hàng chục nghìn lượt người là đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; tặng hàng nghìn suất quà cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách…

Loạt bài: "Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu - Ảnh 21.


Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem