Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Luật Đất đai 2024 gỡ bỏ rào cản pháp lý và khẳng định quyền sở hữu bất động sản bình đẳng cho Việt kiều. Cụ thể, tại Khoản 3 và Khoản 6, Điều 4 về "người sử dụng đất" quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận bao gồm: cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 44 người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; có quyền sử dụng đất ở do nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Báo cáo nghiên cứu thị trường của Dat Xanh Services nêu rõ, phần lớn Việt kiều mua nhà và muốn mua nhà tại Việt Nam là phân khúc tầm trung, để phục vụ nhu cầu ở thật chứ không phải đầu cơ. Những Việt kiều hiện có nhu cầu bất động sản đầu tư thường tìm kiếm những sản phẩm đầu tư dài hạn, tập trung vào các phân khúc có khả năng khai thác cho thuê, với mức sinh lời cao.
Theo nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, lượng kiều hối về Việt Nam trong 10 năm trở lại đây duy trì vị trí trong Top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong Top 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Riêng năm 2023, lượng kiều hối chảy về cả nước ước đạt khoảng 16 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, hành lang pháp lý mới với các quy định rõ ràng, thông thoáng, cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều đầu tư, sở hữu nhà tại Việt Nam, kéo theo dòng kiều hối vào thị trường bất động sản.
"Để thu hút nguồn lực này, các cơ quan quản lý Nhà nước ngoài việc thúc đẩy thực thi Luật Đất đai 2024, cần tiếp tục đầu tư cải thiện hạ tầng giao thông, viễn thông và các dịch vụ công cộng khác để tăng tính cạnh tranh cho thị trường bất động sản. Đồng thời, cần giảm thuế hoặc miễn thuế đối với Việt kiều đầu tư vào bất động sản", ông Đính kiến nghị.
Luật Nhà ở 2023 quy định về việc cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu.
Ông Trần Quang Trung, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của OneHousing đưa cho biết quy định mới trong luật có hiệu lực sẽ giúp Việt kiều là người sinh sống ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam từ 1/8 sẽ được phép mua nhà và được mở rộng phạm vi không còn giới hạn 50 năm nữa sở hữu như quy định cũ.
"Hàng năm lượng kiều hối về Việt Nam là rất lớn từ các quốc gia như Đức, Nhật, Mỹ,... Từ trước đến nay dòng tiền này đa số phải đi qua người nhà, người thân quen do vướng pháp lý. Tuy nhiên, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có những trường hợp bị người đứng tên hộ chiếm luôn tài sản. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng giao dịch bất động sản của Việt kiều khá hạn chế. Đặc biệt quy định người nước ngoài sở hữu nhà không quá 50 năm và chỉ được gia hạn 1 lần đã gây cản trở dòng kiều vốn", ông Trung chia sẻ.
Ông Trung nhận định điểm mới đối với Việt kiều được mua thêm các phân khúc như nhà thấp tầng tại các dự án chứ không bị giới hạn (chỉ được mua căn hộ chung cư) như trước đây sẽ tạo tăng thêm thanh khoản cho thị trường. Ông Trung dự báo, ngoài lượng tiền trong dân cùng với dòng kiều hối "đổ về" sẽ gia tăng nguồn vốn và tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản giai đoạn cuối năm 2024.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.