MỐI CHÚA-MÓN TĂNG CƯỜNG SINH LỰC?
Đang bước vào mùa mua. Mùa mưa cũng là thời điểm nhiều tay thợ săn ở Yên Bái luồn rừng, lên đồi săn tìm loài mối chúa. Hành trình săn tìm mối chúa nghe rất ly kỳ.
Chia sẻ với Danviet, Triệu Quốc Huấn-1 thợ săn mối chúa ở huyện Văn Chấn (Yên Bái) tiết lộ: Đi rừng nhưng không phải ai cũng phát hiện được ổ mối. Khi phát hiện được ổ mối rồi thì phải biết hướng nào của tổ là nơi mối chúa nằm. Chứ có ổ mối to như cái nong thì đào khi nào cho hết được...".
Cũng theo thợ săn mối chúa Triệu Quốc Huấn, mối chúa "nằm" ở 1 "căn phòng" riêng ở hướng mặt trời mọc. Mối chúa ở rừng là một món ăn giàu dinh dưỡng, nhiều chất đạm, bổ cho những người yêu thận và giúp tăng cường sinh lực. Ảnh: Tan Meo.
Người ta đồn rằng nếu ăn trực tiếp một con mối chúa có thể giúp bổ sung sinh lực, cải thiện tình hình chuyện chăn gối của các cặp vợ chồng. Thêm nữa, mối chúa cũng có tác dụng thần kỳ trong viếc giúp tăng cường sinh lý cho cánh mày râu, giảm các triệu chứng xuất tinh sớm, mộng tinh hay di tinh, kéo dài thời gian cương dương.
"Ngày trước, giá bán 1 con mối chúa chỉ 2-3.000 đồng. Nhưng giờ giá này đã đắt lên gấp 10 lần. Đấy là giá các đầu mối thu gom của thợ săn, chứ giá đầu mối bán lẻ chắc lại đội lên nữa...", Triệu Quốc Huấn tiết lộ với Danviet. Ảnh: Tan Meo.
RẾT ĐỘC NGÂM RƯỢU
Ở vùng núi lạnh Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn, đồng bào người Dao có 1 món rượu thuốc quý trị nhức mỏi xương khớp, nhức mỏi cơ khi trái gió trở trời. Đó là loại rượu ngâm rết độc. Ở các chợ phiên ở Mẫu Sơn, nhiều người ở dưới xuôi lần đầu tiên lên thăm quan, mua bán ở chợ phiên sẽ rất ngạc nhiên bởi ở đây đồng bào bắt rết độc bỏ vào các chai nhựa rồi đem bán cho khách.
Rết là loài động vật rất nguy hiểm, chúng hay sống ở những nơi ẩm thấp. Người Dao Mẫu Sơn cho biết không phải lúc nào cũng bắt được, vì may thì mới gặp và bắt được mà không để bị cắn. Ảnh: Chang Liễu (Danviet).
Rết được mang về ngâm rượu để thành rượu rết . Rượu rết từ xưa người dân nơi đây đã biết dùng làm bài thuốc có công dụng trị nhức mỏi rất hiệu quả, chỉ cần dùng một ít rượu rết ngâm khoảng 3 tháng xoa lên chỗ đau nhức là ngay tức khắc sẽ giảm đau ngay.
BỌ CẠP NÚI CHIÊN XÙ
Tới vùng Bảy Núi (An Giang) du khách không khỏi ngạc nhiên bởi nhiều món đặc sản nơi đây không dành cho "yếu bóng vía". Một trong những đặc sản đó là bò cạp độc do người dân săn bắt được ở núi rừng. Bò cạp Bảy Núi (người địa phương thường gọi là bù kẹp), cò màu đen nhánh, 2 càng to, kích thước bọ cạp to cỡ bằng con dế cơm. Thoạt nhìn, bò cạp có nét giống con gián nhưng quan sát kỹ sẽ thấy nhiều nét khác biệt. Đối với người dân vùng Bảy Núi, bò cạp là động vật vừa có thể làm thuốc trị bệnh vừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
NÒNG NỌC SUỐI ĐÃI KHÁCH QUÝ
Người Mường ở miền Tây Thanh Hóa lại có một món ăn “độc” hơn, gây “sốc” hơn mà chỉ khách quý mới được thết đãi. Đó là đặc sản nòng nọc. Theo tiếng địa phương, nòng nọc được gọi là bu bu hoặc bâu bâu. Những con nòng nọc béo mẫm, to bằng ngón tay chỉ để đãi khách quý hoặc chế biến khi trong nhà có việc gì đó trọng đại.
Đồng bào khẳng định: “Các loại thịt gà, vịt, trâu, bò…cũng không thể ngon và bổ dưỡng bằng nòng nọc. Ngoài ra, các đồng ruộng được bà con không sử dụng thuốc hóa học nên nòng nọc rất sạch”. Số lượng bắt được ít và không phải lúc nào cũng có để bắt nên nòng nọc được coi là “đặc sản” của đồng bào nơi đây. Ảnh: dulich365.
CẢ LÀNG SĂN DƠI LÀM MẮM
Có một ngôi làng kỳ lạ, họ ăn một thứ thịt của Giàng ban cho, họ cất giữ làm thức ăn quý cho cả năm. Đó là thịt dơi ở ngôi làng Nước Chạch ở huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Sau khi thui xong, thịt dơi được trộn với cơm nóng cùng với muối bỏ vào ché làm mắm. Mắm dơi là món ăn độc đáo của làng Nước Chạch.
Dơi bắt về làm thịt, nướng nhẹ rồi trộn với cơm hoặc bắp vừa nấu xong còn nóng với một ít muối rồi bỏ vào ché đậy kín. Cách muối mắm này có thể để dành thịt được khoảng 3 tháng. Khi ăn chỉ cần lấy dơi ra rồi xào nấu hoặc nướng, mùi thịt dơi vẫn còn giữ nguyên: thơm, ngon. Ảnh: Trường Đăng (Báo Gia Lai).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.