Loạt tuyến đường ở TP.HCM cấm lưu thông trong nhiều đêm, người dân cần lưu ý
Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị cấm lưu thông trong nhiều đêm để phục vụ công tác tổ chức các chương trình thuộc chuỗi hoạt động chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nguyễn Phúc Cảnh là con trưởng của vua Gia Long. Sau khi ông mất thì người được vua Gia Long chọn nối ngôi không phải là Mỹ Đường – con trai của hoàng tử Cảnh mà là hoàng tử Đảm – em trai của hoàng tử Cảnh.
Tuy nhiên, 5 năm sau khi Nguyễn Phúc Cảnh mất, vợ cùng con trai ông đã bị kết án thông dâm với nhau và bị xử dìm chết…
Cuộc đời đầy vất vả của hoàng tử Cảnh
Hoàng tử Cảnh tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Cảnh sinh năm Canh Tý (1780) ở Gia Định. Mẹ của hoàng tử Cảnh là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu - con quan Chưởng Doanh Tống Phúc Khuông.
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu sinh được 2 con trai: hoàng tử Chiêu và hoàng tử Cảnh. Không may là hoàng tử Chiêu mất từ khi còn nhỏ tuổi. Vào tháng 11 năm Giáp Thìn (1784), hoàng tử Cảnh lên 4 tuổi, vâng lệnh cha, theo cha Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện.
Hành trình sang phương Tây của vị hoàng tử trẻ tuổi khi đó đã được ghi lại trong sử sách. Đó là vào tháng 2 xuân Ất Tỵ (1785), hoàng tử Cảnh đến 1 vùng thuộc địa của Pháp ở Ấn độ nhưng phải tạm dừng chờ ở đây vì ở Pháp lúc đó đang có biến.
Đến tháng 6 năm Bính Ngọ (1786) thì bắt đầu sang Pháp bằng thuyền và tháng 2 năm Đinh Mùi (1787) đến Paris. Do hoàng tử Cảnh không thạo tiếng Pháp nên được xếp cho ở cùng với Bá Đa Lộc ở Hội Truyền giáo nước ngoài.
Vào ngày 5.5.1787, hoàng tử Cảnh vào triều kiến ở Versailles. Chuyện kể rằng hoàng tử Cảnh rất khôi ngô, tuấn tú nên được triều đình Pháp chú ý.
Giám mục đã thuê Léonard (người hầu chải đầu cho Hoàng Hậu Marie Antoinette) sửa tóc cho hoàng tử, bỏ khăn nhiễu thay bằng khăn lĩnh đỏ thắt múi.
Rồi triều đình Pháp lại may cho hoàng tử 1 bộ y phục kiểu Pháp pha Á đông, bỏ áo dài, quần lụa và thuê họa sĩ Maupérin vẽ chân dung Hoàng tử Cảnh trong trang phục đó.
Bá Đa Lộc.
Bức tranh này được trưng bầy ở Hàn lâm viện Hội họa và Điêu khắc năm 1791, sau do Hội Truyền giáo nước ngoài ở Paris giữ. Trong thời gian hoàng tử Cảnh ở Pháp, còn có 1 bài thơ được làm để chào đón hoàng tử Cảnh và được đọc trong bữa tiệc ở Versailles:
“Ta hãy bắt đầu bằng hài đồng nổi tiếng
Mà số phận đáng cho ta lưu ý
Sinh ra để đội mũ miện
Nay lại ngồi chung với chúng ta.
Hoàng tử bé bỏng ơi, hãy vui lên
Một ngày kia Hoàng tử sẽ lên ngôi”
Ngày 28.11.1787, cha Bá Đa Lộc và bá tước de Montmorin, ngoại trưởng Pháp, đã ký Hiệp ước Versailles với nội dung: Pháp sẽ ủng hộ quân sự cho vua Gia Long chống Tây Sơn với điều kiện Nguyễn Ánh nhường cho Pháp một số vùng đất và cho Pháp giữ độc quyền thương mại.
Đến tháng 12.1787, hoàng tử Cảnh của Bá Đa Lộc lên đường về Việt Nam. Đến ngày 24.6.1789 thì cả 2 người về tới Nam kỳ.
Sau khi cùng Bá Đa Lộc về nước, tháng 3 năm Giáp Dần (1794), hoàng tử Cảnh lên 14 tuổi, được lập làm Đông Cung Thái Tử, phong chức Nguyên Súy Quận Công.
Hoàng tử Cảnh được ban Đông Cung Chi Ấn, dựng phủ Nguyên Súy, đặt văn võ đại thần, việc nhỏ do các đại thần phân xử, việc lớn bẩm súy phủ quyết định.
Theo sử sách chép lại rằng, hoàng tử Cảnh thiên tư sáng suốt, hiếu học và ưa lời nói thẳng. Vậy nên vua Gia Long cũng rất chăm lo đến việc giáo dục Ðông Cung.
Ngoài sư phó Bá Đa Lộc, ngay sau khi hoàng tử Cảnh chính vị Đông Cung, vua đã cho dựng nhà Thái học, đặt Ngô Tòng Chu vào chức phụ đạo, lại có 2 thị giảng, 8 hàn lâm viện thị học.
Trong số này có Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định là những người nổi tiếng giỏi giang. Cả hai cùng với 6 Quốc tử giám thị học, ngày 2 buổi giảng bàn kinh sử với hoàng tử Cảnh.
Hoàng tử Cảnh nói gì, làm gì, thị học đều phải ghi chép, mỗi tháng một lần dâng lên vua xem. Tháng 10 năm Ất Mão (1795), vua Gia Long lại sai Phó tướng Tả quân Phạm văn Nhân làm Phụ đạo.
Tháng 4 năm Mậu Ngọ (1798), vua Gia Long tiếp tục sai Ngô Tòng Chu cùng Lễ bộ kiêm Đốc học Nguyễn Thái Nguyên Phụ đạo Đông Cung. Đến tháng 4 năm Canh Thân (1800), lấy hàng thần là Nguyễn Gia Cát, Tiến sĩ nhà Lê, làm Đốc học hầu Đông Cung.
Tuy nhiên, do từ nhỏ, hoàng tử Cảnh theo Bá Đa Lộc sang Pháp. Rồi hoàng tử ăn ở chung sống với Bá Đa Lộc, được dạy dỗ theo đạo Thiên Chúa nên tỏ ra rất quyến luyến Bá Đa Lộc và rất mộ đạo.
Khi vua Gia Long nghe các quan can gián về việc không nên để hoàng tử Cảnh quá gần gũi với Bá Đa Lộc đã quyết định cho Hoàng tử ra ở riêng ở Đông Cung thì Bá Đa Lộc vẫn kín đáo đến thăm.
Không những thế, Bá Đa Lộc cũng thường chọn ngày quân hầu là người có đạo để dễ xem lễ. Bản thân hoàng tử Cảnh cũng rất mộ đạo.
Hoàng tử thường tỏ ra phiền muộn vì chưa được chịu phép rửa tội, xin Bá Đa Lộc dậy phép rửa tội, phòng khi bệnh nặng mà bên mình không ai có đạo thì chỉ cách để người ta rửa tội cho mình.
Sách sử còn chép rằng khi ở Pháp về, Hoàng tử Cảnh không chịu bái yết Tôn Miếu, nhờ Cao Hoàng Hậu khéo dậy, sau mới đổi tính. Hay như trong cuốn “Đại Nam Việt Quấc triều Sử ký” có viết: “Sau khi Đức Thầy (Bá Đa Lộc) qua đời thì tính nết ông Đông Cung khác lắm.
Vì ông ấy buông mình theo tính xác thịt, đắm mê tửu sắc, chẳng còn tưởng nhớ gì đến sự đạo nữa. Song khi thấy mình đau nặng gần chết thì mới nhớ đến Ðức Chúa Trời, cùng ra sức giục lòng ăn năn tội, và xin quan nhỏ kia có đạo làm phép rửa tội cho mình kín đáo không ai biết”.
Hoàng tử Cảnh thể hiện mình là 1 người rất tôn trọng đạo đức, đôi khi hơi câu chấp. Khi thầy học Ngô Tòng Chu giảng một thiên Nhạc ký, hoàng tử Cảnh bình rằng: “Người đời xưa làm nhạc để cảm động đến Trời Đất, quỷ thần. Nay cúng tế ở Miếu, theo tục dùng bọn nữ nhạc, chèo hát, rất là vô vị”.
Tính cách của hoàng tử Cảnh được nhận xét là biết phải trái, chỉ vì còn trẻ nên đôi khi hơi câu nệ. Một phần nữa cũng là vì hoàng tử Cảnh còn thiếu kinh nghiệm sống nên thường đặt hết lòng tin vào các sư phó, phụ đạo của mình.
Nên khi các sư phó và phụ đạo sai thì hoàng tử cũng sai theo. Chuyện kể lại rằng khi đó ở đất Gia Định, rất nhiều người dân theo đạo Phật. Vì vậy, có nhiều người muốn trốn sai dịch bèn tìm cách vào chùa để ở.
Trong khi đó, có một nhà sư tên Cao phạm tội và vua Gia Long muốn xử chết. Vua Gia Long đã truyền lệnh các sư tăng dưới 50 tuổi vẫn phải chịu sai dịch như người thường.
Nghe lệnh của nhà vua, nhiều quan lại trong triều đình có ý muốn ngăn cản nên vua Gia Long cũng đang chần chừ chưa quyết định. Lúc bấy giờ Ngô Tòng Chu, thầy học của hoàng tử Cảnh vì trọng đạo Nho nên đã nói với hoàng tử Cảnh rằng việc vua Gia Long bài trừ đạo Phật như thế là rất tốt.
Hoàng tử Cảnh nghe theo, dâng sớ chỉ trích những điều không tốt của nhà sư. Cũng từ bản sớ này của hoàng tử Cảnh mà vua Gia Long đã quyết tâm đưa ra mệnh lệnh những nhà sư dưới 50 tuổi vẫn phải đi sai dịch. Đây được xem là một hành xử thiếu hiểu biết thực tế của hoàng tử Cảnh.
Và nghi án thông dâm giữa vợ và con hoàng tử Cảnh
Hoàng tử Cảnh kết duyên với Tống thị Quyên, sinh được 2 con trai là Mỹ Đường (còn có tên khác là Đán) và Mỹ Thùy (còn tên khác là Cảnh). Mùa Xuân năm Tân Dậu (1801), hoàng tử Cảnh bị bệnh đậu mùa.
Ông mất vào ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (tức 20.3.1801) hưởng dương 21 tuổi. Ngày Hoàng tử Cảnh mất, chúa Nguyễn Phúc Ánh đang ở ngoài mặt trận nên không thể dự đám tang của con được. Nguyễn Phúc Cảnh được an táng tại Bình Dương, Gia Định.
Tranh của Hoàng tử Cảnh.
Năm Ất Sửu (1805), hoàng tử Cảnh được truy phong là “Anh Duệ Hoàng thái tử”. Một nhà nghiên cứu lịch sử đã nhận định về cuộc đời của hoàng tử Cảnh rằng: “Mới 3 tuổi đầu đã phải bị đưa làm con tin, lênh đênh khắp chân trời góc biển, đó là một bạc phước.
Ở ngôi Đông cung chưa được bao lâu, tuổi thanh xuân đang bừng sức sống mà bỗng dưng mắc bệnh đậu mùa rồi mất, đó là 2 lần bạc phước.
Hành trạng của Hoàng tử Cảnh đúng sai thế nào, hậu thế sẽ bàn sau, nhưng xét phận riêng đắng cay chìm nổi như thế, kể cũng là đáng thương lắm thay”.
Sau khi hoàng tử Cảnh mất, hoàng tử Đảm được chọn để nối ngôi và trở thành vua Minh Mạng sau này.
Về việc vua Gia Long chọn hoàng tử Đảm nối ngôi chứ không chọn hoàng tôn Đán được “Đại Nam chính biên liệt truyện” viết: Trước đây, thấy vua (Gia Long) ở ngôi mà tuổi đã cao, các quan liền xin lập ngôi trừ vị trong số đó, có người đề nghị thẳng là nên lập Hoàng tôn Đán nhưng vua không nghe.
Sau, Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Minh Mạng), em cùng cha khác mẹ với Hoàng tử Cảnh, làm người nối ngôi”.
Thái độ cương quyết của vua Gia Long trong việc chọn hoàng tử Đảm còn được thể hiện qua lời nói của ông: “Khi người ta chết đi mà còn để lại món nợ trên đời, thì chủ nợ chỉ tìm con, chứ đâu đòi cháu. Việc này ý ta đã quyết, các ngươi chẳng nên bàn tính thêm”.
Lí giải về việc vua Gia Long quyết chọn hoàng tử Đảm thay vì hoàng tôn Đán, một số nhà sử gia cho rằng, do thái tử Cảnh và hoàng tôn Đán chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Gia Tô từ Pháp nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn của mình làm người người kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triều đình.
Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Gia Tô và không có cảm tình với người Pháp, tư tưởng này giống với Gia Long. Ngoài ra, hoàng tử Đảm cũng nổi tiếng là người thông minh, cương nghị, hội tụ đầy đủ những tố chất để có thể đảm đương việc nước.
Vậy nên, từ năm 1815, hoàng tử Đảm được phong Hoàng thái tử và từ đó sống ở điện Thanh Hoà để quen với việc trị nước. Sau khi vua Gia Long mất, hoàng tử Đảm nối ngôi, lấy hiệu là Minh Mạng.
Đến năm Minh Mạng thứ 5 (1824) có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ là Tống Thị Quyên.
Vua Minh Mạng đã rất giận dữ, lệnh: “Hành vi của chúng còn hơn chó lợn. Mụ đàn bà lăng loàn ấy, đáng phải bị dìm chết. Ngươi hãy thi hành ngay lệnh của ta. Còn Mỹ Đường, ta nể tình anh trai mà tha cho nó, nhưng từ nay, ta không muốn nhìn thấy nó nữa”.
Theo một số tài liệu khác thì để thực thi lệnh của nhà vua, Hoàng thái phi Tống Thị Quyên bị mấy tên lính canh áp giải dẫn đi trong bộ dạng tóc tai rũ rượi.
Bà bị giam trong 1 phòng riêng, không bị xiềng xích, được ăn uống đầy đủ, có giường nệm tử tế, có nước tắm rửa và bô để đi đại tiểu tiện. Thế nhưng, bà hết sức đau khổ vì bị buộc tội thông dâm với con ruột.
Bà không được bày tỏ kêu oan, mà chỉ có mỗi một việc phải thừa nhận tội lỗi của mình, để rồi sau đó, bị “xử” dìm nước cho chết.
Sau khi bị kết tội thông dâm với mẹ đẻ, Mỹ Đường bị gạch tên trong sổ hoàng tộc, bị giáng làm thứ dân, con cháu chỉ được ghi chép phụ phía sau sổ tôn thất.
Một năm sau, Mỹ Đường đi thăm con, lại bị vu là bỏ trốn và tâu vua, ông lại bị bắt và canh giữ, sau mới được tha. Sau khi Mỹ Đường bị tội, dòng hoàng tử Cảnh chỉ còn người con thứ là Mỹ Thùy được giữ tước hiệu hoàng tộc để hương khói cho cha.
Được 2 năm, Mỹ Thùy qua đời mà không có con nên con trai của Mỹ Đường là Nguyễn Phúc Lệ Chung được phục hồi hoàng tịch để thờ cúng hoàng tử Cảnh.
Thế nhưng 10 năm sau, vào năm 1836, dường như lo sợ dòng trưởng (tức chi tộc hoàng tử Cảnh) sẽ phát triển qua Lệ Chung nên Minh Mạng lại giáng tất cả con trai, con gái của ông ta xuống làm thứ dân.
Trừ 1 người lo hương khói là Lệ Chung, còn toàn bộ con cháu của hoàng tử Cảnh đều phải an phận dân thường.
Đến năm 1847, Tự Đức, cháu nội của Minh Mạng, lên ngôi thì bố vợ của vua Tự Đức là Đông Các đại học sĩ Vũ Xuân Cẩn dâng sớ kể công lao của hoàng tử Cảnh xin cho phép ghi tên con cháu Mỹ Đường vào tôn phả và trợ cấp cho Mỹ Đường.
Tuy nhiên, yêu cầu này của Vũ Xuân Cẩn bị vua Tự Đức hẹn xét lại sau. Đến năm 1848, khi án này chưa được xét lại thì Mỹ Đường đã bị chết trong nghèo khó.
Cùng trong năm đó kinh thành có dịch bệnh, Tự Đức nghĩ có oan khuất gì đó nên trời mới giáng họa. Cũng nhân cơ hội này, một nhóm quan lại 30 người cùng dâng sớ nhắc lại việc cho phép con cháu Mỹ Đường trở lại hoàng tộc.
Vua Tự Đức chấp nhận, do vậy hậu duệ của hoàng tử Cảnh mới được trở lại dòng dõi hoàng tộc. Trong số hậu duệ của hoàng tử Cảnh có 1 nhân vật khá nổi tiếng, đó là Kỳ Ngoại hầu Cường Để, là cháu 6 đời của vua Gia Long, người từng tham gia phong trào Đông du với Phan Bội Châu.
Về nghi án thông dâm đầy kì lạ, có một không hai trong lịch sử triều Nguyễn này, "Đại Nam chính biên liệt truyện" đã ghi lại rằng: “Năm Minh Mạng thứ năm (1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột là Tống thị.
Tống thị vì thế bị Lê Văn Duyệt dìm nước cho chết, còn Mỹ Đường thì phải giao trả hết ấn tín và dây thao, đồng thời bị giáng xuống làm thứ dân, con trai con gái chỉ được biên chép phụ ở phía sau sổ tôn thất.
Năm Minh Mạng thứ bảy (1826), Mỹ Thùy lại bị quân lính ở đạo Dực Chẩn kiện, sắp bị đưa cho đình thần nghị tội thì Mỹ Thùy bị bệnh mà mất, lúc ấy chưa có con cái gì .
Vua Minh Mạng.
Vua cho lấy con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung, tập phong làm Ứng Hòa Hầu để lo việc phụng thờ Anh Duệ Hoàng thái tử (tức Hoàng tử Cảnh)...
Đến năm thứ tám (1827), đổi phong (Lệ Chung) làm Thái Bình Hầu... Năm Minh Mạng thứ mười bảy (1836), vì sợ con cái của Lệ Chung nhờ cha mà hưởng phúc ấm, nên triều thần lại tiếp tục nghị tội, buộc con trai con gái của Lệ Chung là Lệ Ngân, Thị Văn, Thị Dao đều phải giáng làm thứ nhân.
Mãi đến năm Tự Đức thứ hai (1848), khi Mỹ Đường bị bệnh mất, dòng dõi của Hoàng tử Cảnh mới tạm yên ở phận dân thường”.
Có một câu chuyện dân gian lưu truyền rằng, vợ của hoàng tử Cảnh là Tống Thị Quyên – người bị mắc vào cái án thông dâm với con ruột đã từng mộng trước được điều này.
Chuyện kể là sau khi sinh Mỹ Đường được không lâu thì Tống Thị Quyên mơ một giấc mộng khủng khiếp. Trong giấc mơ, người vợ yêu của thái tử Nguyễn Phúc Cảnh thấy rằng mình đang bị nhấn chìm trong một biển nước đục ngầu.
Khi càng cố vùng vẫy thì biển càng như rộng ra và Tống Thị Quyên thấy mình bị cuốn đi trong dòng nước xoáy đó. Tỉnh dậy, Tống Thị Quyên hết sức lo lắng.
Tống Thị Quyên đã kể lại cho Hoàng tử Cảnh nghe. Nghe xong giấc mộng của người vợ, thái tử Cảnh chấn an rằng: “Ái phi chớ quá lo lắng mà có hại cho sức khỏe. Ta sẽ luôn ở bên cạnh nàng”. Thế nhưng, lời hứa đó của thái tử Cảnh đã không giữ được khi hoàng tử Cảnh bị mất sớm vì bệnh đậu mùa.
Tranh cãi quanh vụ án thông dâm kỳ lạ
Trong sách “Việt sử giai thoại” nhận định: “Thời ấy, có 2 tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức.
Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ. Ôi, giá mà Mỹ Đường chẳng phải cháu đích tôn của Gia Long thì đời ông sẽ yêm thấm biết ngần nào...”.
Trong ý kiến này, một số nhà nghiên cứu phân tích rằng việc hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng) lên ngôi là do sự quyết định của vua Gia Long chứ không phải do mưu mô, giành giật mà chiếm được ngai vàng.
Tuy nhiên, đối với những phản ứng bất lợi của một số triều thần mà sau 5 năm trị vì nhà vua vẫn không dẹp nổi, có thể vua Minh Mạng đã ra tay “trừ hậu hoạn”.
Bởi nếu các con Đông Cung chết, hoặc không còn hi vọng lên nối ngôi thì bọn phản thần, bọn làm giặc ... sẽ như rắn không đầu, còn dựa vào đâu mà mưu mô mà chống đối.
Và cũng có thể vì vụ này mà lệ “Tứ bất lập” (không lập Chánh Cung, không lập Đông Cung, không lập Tể tướng, không lấy ai đỗ Trạng Nguyên) của nhà Nguyễn ra đời.
Ngoài ra, có một sự thật là vào năm 1833, Lê Văn Khôi đã dùng chiêu bài tôn phò hoàng tôn Mỹ Đường để nổi loạn. Vậy nên, đây cũng có thể là một cuộc thanh trừ chính trị của vua Minh Mạng.
Tuy nhiên, đâu là sự thật thì cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Và vụ án thông dâm giữa vợ và con hoàng tử Cảnh vẫn là một trong những nghi án bí ẩn bậc nhất triều Nguyễn.
Nói đến vũ khí của các Samurai Nhật thì kiếm (katana), được mệnh danh là chém sắt như chém bùn, và là “khắc tinh” của nhiều loại vũ khí cán dài như giáo mác, kích nhưng lại bất lực trước “cây gậy phơi đồ” thời nhà Minh.
Nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị cấm lưu thông trong nhiều đêm để phục vụ công tác tổ chức các chương trình thuộc chuỗi hoạt động chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”.
Thi thể nam thanh niên được phát hiện trong tư thế treo cổ tại tầng 3 ngôi nhà trên đường Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp, TP.HCM.
Chuyên gia chỉ ra việc gieo mầm và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề cần được quan tâm sâu sắc, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Những người phụ nữ ở Bucha, Ukraine – từng phải chạy trốn trong hoảng loạn – giờ đây trở thành các chiến binh quả cảm bảo vệ quê hương khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga.
Sáng 19/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
Diễn viên, Á hậu Huỳnh Tâm Dĩnh thông báo rời khỏi showbiz, chuyển hướng làm blogger du lịch.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ nên tuyển dụng và ký hợp đồng công việc thay vì biên chế suốt đời với công chức, trừ vị trí quản lý, lãnh đạo.
Ngày 22/4, tỉnh Thái Bình sẽ tổ chức lấy ý kiến nhân dân và trình Hội đồng nhân dân các cấp về chủ trương sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Lãi suất ngân hàng cao nhất hôm nay 19/4: Trong tuần, lãi suất huy động có chiều hướng tăng trở lại. Trong khi các ngân hàng có lãi suất đặc biệt vẫn giữ nguyên chính sách "khủng"
Dự án thành phần đoạn Vân Phong – Nha Trang, thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 vừa tổ chức khánh thành vào sáng nay.
Ngày 19/4, tại Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Lễ phát động Ngày Sách và Văn Hóa Đọc Việt Nam lần thứ 4. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp của sách, đồng thời lan tỏa tinh thần đọc sách đến mọi tầng lớp nhân dân.
TP.HCM khởi công gói thầu đầu tiên của dự án Vành đai 2 – đoạn 1 và 2, bao gồm di dời hạ tầng kỹ thuật và rà phá bom mìn, đặt mục tiêu thi công xây lắp chính thức vào tháng 9.
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng trong xã hội phong kiến, việc một người bị vua ban chết mà vẫn cúi đầu tạ ơn lại là chuyện... hoàn toàn hợp lý. Hành động đó không phải là sự nhu nhược hay thiếu lòng tự trọng, mà phản ánh rõ nét một thời đại nơi hoàng quyền được xem là tuyệt đối, còn trung quân là đạo lý sống.
Lầu Năm Góc sẽ sớm báo cáo với Tổng thống Donald Trump về nhiều phương án khác nhau để ông thực hiện lời cam kết bảo vệ nước Mỹ bằng một hệ thống mô phỏng Vòm sắt của Israel, còn được gọi là "Vòm Vàng" (Golden Dome).
Vượt con sóng ra đảo Lý Sơn, ngày nào nữ du khách cũng lên đỉnh Thới Lới, đảo Lý Sơn (tức huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) để nghe tiếng sóng vỗ miên man và phóng tầm mắt ra đại dương xanh thẳm...
UBND huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) vừa ra quyết định xử phạt chủ cơ sở chăn nuôi lợn tại khu vực hồ Đầm Khụ, xã Quyết Thắng do vận hành khi chưa có giấy phép môi trường theo quy định. Trại lợn này từng bị Báo Dân Việt phản ánh gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm cá chết hàng loạt tại hồ Đầm Khụ – nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản cho người dân Châu Tróng.
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Để giá đỗ to, mập, ngắn rễ và đẹp mắt hơn, bán thu lợi nhuận cao, các đối tượng đã sử dụng loại chất cấm có tên “nước kẹo” để tưới cho giá đỗ. “Nước kẹo” có tên khoa học là chất 6-Benzylaminopurine (6-BAP). Loại chất cấm này khi sử dụng có nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Anh Phạm Văn Điều ở ấp 3, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) là một "tay thiện xạ" trong nghề nuôi chim cu gáy. Không gian xung quanh nhà như dịu hẳn khi những chú chim cu cất tiếng gáy. Không hiểu tiếng “gù gù” ấy, nhưng khi nó cất lên, tôi cảm giác nhẹ nhõm, thư thái trong người.
Và người gây ra sai lầm tai hại ấy là tôi.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang khẩn trương truy tìm 5 đối tượng, được cho là gồm 1 người Việt Nam và 4 người Trung Quốc, đã bỏ trốn sau khi một tàu chở người nhập cảnh trái phép bị chặn giữ tại khu vực cảng Cửa Ông (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) vào đêm 18/4. Thông tin truy tìm đang được lan tỏa, kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, con đường Trường Sơn huyền thoại đã trở thành nơi đọ sức, đấu trí căng thẳng và ác liệt nhất giữa quân và dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược.
Công trình trọng điểm quốc gia nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã được khánh thành vào sáng ngày 19/4 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Dự án với công suất 20 triệu khách /năm được kỳ vọng gỡ thế ùn tắc cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau hơn 2 năm xây dựng, cống âu Rạch Mọp (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức lễ khánh thành. Công trình này có tổng mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng, khi đưa vào vận hành sẽ giúp ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ gần 20.000ha diện tích trồng lúa và cây ăn trái.
Sau khi bị bắt, đối tượng Bùi Đình Khánh khai nhận toàn bộ hành vi và cho biết bản thân tự thấy không thể trốn thoát được, án tử đã treo trên đầu, không còn gì để mất nên chỉ về Thanh Hóa cho khuây khỏa...
Cộng đồng dân cư tại khu 1, phường Giếng Đáy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều ngày ‘mất ăn, mất ngủ”, an ninh trật tự luôn được thắt chặt đã tỏ ra vui mừng trước thông tin Bùi Đình Khánh, đối tượng sinh sống trên địa bàn đã bị công an bắt giữ sau thời gian lẩn trốn.
Công an tỉnh Thái Bình vừa phát đi thông tin khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước thông tin kích động kỳ thị vùng miền trong thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh của Đảng và Nhà nước.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khoá XIII đã thắc mắc như vậy khi mới đây, Trường Quản trị và Kinh doanh HSB (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp nhận cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên.
Nhân dịp sinh nhật con trai Minh Trung, Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung đã nhắn gửi đến con mình những điều mà ai nghe cũng phải cảm động.
Từ loại gạo nếp cái hoa vàng đặc sản ở địa phương, anh Nguyễn Văn Đức, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã chưng cất, nấu ra loại rượu tinh khiết và vẫn giữ được hương thơm của gạo nếp. Hiện sản phẩm "rượu Đức nấu Đoan Bái" của anh được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
3
4