Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nguyễn Hà Nhiên (27 tuổi) - nhân viên Marketing tại Hà Nội cho biết, cô đã chuyển qua 3 công ty. Những công việc khác tại các công ty trước có mức thu nhập, tiền lương tương đối cao, nhưng môi trường làm việc lại không chuyên nghiệp, nên cô quyết định từ bỏ để tìm kiếm một cơ hội tốt hơn.
"Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi ứng tuyển vào một doanh nghiệp nhà nước. Ở vị trí chuyên viên Marketing tôi được trả mức lương 12 triệu đồng. Tuy nhiên, thật tiếc môi trường làm việc không chuyên nghiệp. Cứ sáng đến văn phòng là mọi người mất 1-2 tiếng đi ăn sáng và đi cà phê. Chiều thì 4 giờ mọi người đã rục rịch về đón con. Cả năm công ty không đi du lịch chung một lần, chưa kể các ngày lễ, Tết... các hoạt động phong trào cũng kém", Hà Nhiên kể.
Cô cho rằng, mình cần một công việc và một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn nên cô quyết định bỏ việc tìm kiếm công việc khác. Kết quả, cô nghỉ việc ứng tuyển qua một vài vị trí, giờ đây cô cảm thấy hài lòng khi làm một vị trí thư ký tổng giám đốc cho một doanh nghiệp nước ngoài.
Hà Nhiên cho rằng: "Tuổi trẻ chỉ thích an phận thì thật khó để biết được mình hợp với môi trường gì và phát triển bản thân".
Báo cáo Khảo sát Tiền lương 2023 của Navigos Group khảo sát ý kiến của hơn 4.100 ứng viên đang làm việc ở 23 ngành nghề mới công bố cho thấy lao động có nhiều kỳ vọng về công việc.
Báo cáo này chỉ ra, 3 yếu tố giữ chân lao động chính là: Môi trường làm việc; tiền lương, văn hóa doanh nghiệp. Hai yếu tố tiếp theo là sự ổn định của hoạt động kinh doanh và cơ chế làm việc linh hoạt cũng là một trong những điểm cộng giúp giữ chân lao động.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác như: Danh tiếng của công ty, Quản lý trực tiếp, Sự thăng tiến trong công việc, Sự minh bạch của doanh nghiệp, Bảo hiểm y tế cá nhân cũng là những lý do mà người lao động gắn bó với công ty họ đang làm việc.
Như khảo sát trên, tiền lương là một trong 3 lý do giữ chân người lao động. Theo khảo sát, mức tăng lương năm 2022 vào khoảng từ 5% đến dưới 10%" là sự lựa chọn chiếm ưu thế với tỷ lệ là 26,89%. Tuy nhiên, đây chưa phải là kỳ vọng cuối của người lao động. Họ mong muốn một mức lương tăng trưởng cao hơn.
"Kỳ vọng về những chính sách tác động lên thu nhập là mối quan tâm và kỳ vọng hàng đầu của người lao động. Gần 50% lao động kỳ vọng mức lương sẽ được tăng 10%", Báo cáo Khảo sát Tiền lương 2023 của Navigos Group chỉ ra.
Nguyễn Văn Nam (nhân viên truyền thông, tại tập đoàn Bất động sản Hà Nội) thì cho biết, ngoài chính sách tiền lương, anh cũng kỳ vọng công ty có thêm nhiều phúc lợi từ các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, du lịch... Đồng thời cũng mong muốn doanh nghiệp có thêm các trợ cấp vào các ngày lễ, nghỉ trong năm và có sự tăng thêm các khoản phụ cấp cơ bản.
"Tuy nhiên, điều mình coi trọng hơn cả vẫn là sự an toàn, ổn định trong công việc. Cụ thể là mong công ty có đủ nội lực vượt qua được những khó khăn khi gặp các điều kiện bất lợi để đảm bảo tiền lương, đời sống cho lao động", anh Nam chia sẻ.
Một trong những kỳ vọng của người lao động trong năm 2023 chính là “Môi trường làm việc”. Có tới hơn 60% lao động mong muốn doanh nghiệp có sự cải tiến, thay đổi về không gian làm việc, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng và phát triển công nghệ.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Chuyên gia lao động cho rằng, mong muốn của người lao động là mong muốn chính đáng. Bà Hương cho rằng người lao động sẽ gặp rào cản khi mà tình hình kinh tế vẫn còn những khó khăn trong nửa đầu năm 2023, hi vọng vào nửa cuối năm sẽ được cải thiện một phần.
"Tôi thấy rằng, những kỳ vọng về môi trường làm việc, chế độ phúc lợi là những thứ doanh nghiệp có thể điều chỉnh được ngay. Riêng về vấn đề tiền lương, phụ cấp... thì chắc cần thời gian để doanh nghiệp cân đối lại thu chi, dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh", bà Lan Hương nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.