Biến chai lọ đồng nát thành “vàng”
Tận dụng những chai, lọ thủy tinh không còn sử dụng đến, cặp vợ chồng anh Đinh Thanh Tâm và chị Nguyễn Diệu Thúy (Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội) đã phù phép chúng thành những món đồ trang trí đẹp mắt, thu lợi nhuận không hề nhỏ.
Những chiếc chai được phù phép thành vật dụng trang trí hữu ích và đẹp mắt. Ảnh: NVCC.
Vốn là người yêu nghệ thuật và có đôi bàn tay khéo léo, cộng thêm vốn liếng kiến thức sau khi tốt nghiệp trường ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội, cặp vợ chồng trẻ đã “liều” mua máy cắt, máy mài, thu gom các loại vỏ chai rượu, bia, nước ngọt từ các quán bar, của người dân bỏ đi hoặc mua lại những vỏ chai đẹp, đắt tiền để tạo thành những sản phẩm lạ mắt, màu sắc rực rỡ. Trong căn nhà ở Hoàng Cầu, anh chị thổi hồn cho hàng trăm nghìn chai lọ thủy tinh trở nên sinh động, đẹp mắt và tạo chúng thành chiếc đèn ngủ, đèn trang trí, lọ hoa, hộp cắm bút...
Anh Tâm tỉ mỉ trang trí cho sản phẩm. Ảnh: NVCC
Rất nhanh chóng, ý tưởng kinh doanh táo bạo này đã được nhiều khách hàng yêu thích, ủng hộ và tìm đến đặt hàng như chủ quán café, khách lẻ muốn đặt đồ trang trí ăn
rơ với nội thất nhà... Tùy vào độ cầu kỳ, công trang trí và làm mới chiếc chai, các sản phẩm được bán với giá từ vài chục tới vài trăm ngàn đồng, được khách hàng trong nước và nước ngoài yêu thích.
Anh Đinh Thiên Tâm chi sẻ ấp ủ muốn mở doanh nghiệp xã hội, nhận dạy nghề cho trẻ em, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, phát triển sản phẩm, mở rộng ra thị trường.
Kho “ve chai” trị giá hơn 1 tỷ đồng
Từng bị nhiều người gọi là “điên” khi gom ve chai đầy nhà và có ý tưởng tái chế chúng, ông Tống Văn Thơm (quận 12, TP HCM) là một trong số ít những người “tái sinh” rác và biến chúng thành những món đồ có giá trị, đem về lợi nhuận cao gấp nhiều lần số tiền thu mua chúng.
Ông Thơm đang sửa chữa chiếc đàn organ đời đầu, hiện giá trị của chiếc đàn khoảng 20 - 30 triệu đồng. Ảnh: Lê Quân
Ngoài ra, nhờ tay nghề sửa đồ, con mắt tinh tường, ông Thơm làm “sống” lại nhiều đồ cổ mà mình nhặt được. Trong đó, có thể kể đến chiếc điện thoại quay số đồ cổ, chỉ còn lõi bên trong, được ông mang về và sửa lại. Khách trả giá trên 30 triệu ông cũng không bán, giữ làm kỷ niệm. Ngoài ra, kho đồng nát của ông Thơm còn có con rồng làm bằng rễ cây giá 17 triệu, bộ hươu cao cổ, nai làm bằng rễ cây được một Việt Kiều mua 600 USD (hơn 12 trệu đồng). Trong hơn 2.000 món đồ tài chế có khoảng 1.000 sản phẩm được nhiều người hỏi mua với giá cao như đàn xếp, đàn organ đời đầu, kho “đồng nát” biến thành “vàng” nhờ bàn tay khéo léo lau chùi, sửa chữa của ông lão, trị giá cả tỷ đồng.
Chiếc đàn xếp được một Việt kiều Pháp muốn mua với giá 2.000 USD (hơn 40 triệu) nhưng ông không bán.
Trong các món đồ được tái chế có chiếc máy quạt trần mà theo ông Thơm là “độc nhất vô nhị”, bởi chiếc quạt này được kết hợp với đèn cảnh được chế từ kính mica của xe hơi. Khi xoay nó sẽ là chiếc quạt trần, khi ngừng cánh quạt sẽ cụp xuống thành bóng đèn chùm.
Với ông Thơm công việc tái chế, thu gom phế liệu không chỉ là công việc kiếm thu nhập, đó còn là niềm vui sống và giúp ích cho đời.
“Vua” quạt cổ đất Hà Thành
Sở hữu hơn 500 chiếc quạt trong ngôi nhà nhỏ ở phố Tạ Hiện (Hà Nội), ông Trần Công Phúc được nhiều người gọi vui là “triệu phú đồng nát” vì đam mê tìm kiếm, thu thập những chiếc quạt cổ, có 1 -0-2 khắp các vùng.
"Vua" quạt cổ Hà Thành bên những chiếc quạt có giá trị.
Bén duyên với nghề sửa chữa quạt cổ gần 30 năm, hễ cứ nghe thấy ở đâu mà có quạt cũ hỏng, niên đại nhiều năm là ông lão 73 tuổi lại vác balo một mình lên đường đến đó hỏi mua về cho bằng được.
Quạt hiệu Marelli (Ý) trong kho đồ cổ của ông Phúc.
Trong kho quạt hơn 100 chiếc của ông Phúc, có nhiều chiếc hiệu Marelli (Ý), Émi (Hà Lan), Éon, Calor (Pháp), rất nhiều loại quạt của nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới từ đầu những năm thế kỷ 20 nay còn lại rất ít Việt Nam. Trong đó có nhiều chiếc được khách nước ngoài trả giá trên 500 USD (khoảng 10 triệu đồng). Trong đó, quạt Marelli được giới sưu tầm trong và ngoài nước săn đón nhiều nhất, hay chiếc quạt nhãn hiệu Xanghai có nguồn gốc từ thời Từ Hy Thái Hậu còn trị vì triều đại nhà Thanh.
Tỉ mỉ, cẩn thận với từng thứ linh kiện của chiếc quạt cổ và làm “sống” lại chúng là cái tài, cái đam mê của ông Phúc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.