Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ

Hồng Cẩm - Bá Phúc Thứ sáu, ngày 02/02/2024 11:31 AM (GMT+7)
Ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, có làng nghề đắp "ông Táo" (bếp củi hay còn gọi là bếp lò cà ràng, lò đất) rất độc đáo. Trải qua gần trăm năm mặc dù xã hội phát triển, từ thành phố về thôn quê bếp ga đã thay thế dần bếp củi nhưng xóm làm nghề đắp bếp lò "ông Táo" vẫn còn hơn chục hộ bám nghề...
Bình luận 0
Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 1.

Xóm làm nghề đắp bếp lò "ông Táo" ở ấp Phú Mỹ Hạ, xã Phú Thọ và ấp Thượng I, thị trấn Phú Mỹ (thuộc huyện Phú Tân, An Giang) vào những ngày cận Tết càng trở nên náo nhiệt. Bà con ở đây đang tất bật lao động để kịp giao hàng nghìn chiếc lò cho khách phương xa.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 2.

Theo bà Trần Thị Le (73 tuổi) người có hơn 40 năm theo nghề làm lò đất, cho biết: Nghề đắp bếp lò "ông Táo", đã có từ rất lâu, từ đời này chuyển qua đời nọ, mà chẳng ai biết cái nghề này có từ khi nào.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 3.

Những lúc nghề còn thịnh vượng, xóm có hơn 100 hộ dân theo nghề làm bếp lò đất. Hiện nay, mặc dù xã hội phát triển, từ thành phố về thôn quê bếp ga đã thay thế dần bếp củi nhưng xóm nghề đắp "ông Táo" vẫn còn hơn chục hộ bám nghề, duy trì nghề truyền thống. (Trong ảnh thợ đang lấy đất sét cho vào khuôn)

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 4.

Nghề làm bếp lò đất khá vất vả vì tất cả các công đoạn làm ra một cái lò hoàn toàn bằng thủ công, chưa áp dụng máy móc. Đất làm lò là loại đất sét được lấy từ huyện Hòn Đất (Kiên Giang). Sau đó, những người cung cấp trộn thêm ít cát núi vào đất và bán cho người dân làm lò với giá từ 600.000-800.000 đồng/m3 đất.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 5.

Theo chị Lê Thị Ngọc Linh, để làm ra một chiếc lò đất hoàn chỉnh phải qua nhiều công đoạn, như: dùng chân làm cho đất mềm, rồi đắp đất khuôn, sau đó dùng tay bo, vuốt để thân lò ôm sát vào khuôn và bóng mịn; tạo hình cho 3 ông táo, khoét miệng lò, đem phơi nắng rồi đưa vào lò nung.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 6.

Chị Linh đang đắp đất vào khuôn lò.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 7.

Chị Linh đang đắp 3 ông táo, sau khi đã đắp đất vào khuôn.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 8.

Thợ dùng chiếc dao nhỏ khoét miệng lò sau khi chiếc lò đã hoàn chỉnh.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 9.

Chiếc bếp lò đất sau khi được thợ làm hoàn chỉnh sẽ được đưa đi phới nắng.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 10.

Thời gian phơi nắng của bếp lò từ 3-4 ngày, sau đó lò đất sẽ được đưa vào lò nung. Vì các công đoạn hoàn toàn làm bằng thủ công nên nghề làm lò đất khá vất vả.


Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 11.

Sau khi lò đất thành hình và đủ nắng sẽ được đưa vào lò phủ kín trấu và bắt đầu nhóm lửa nung.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 12.

Lò đất sau khi nung sẽ có màu vàng gạch rất đẹp.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 13.

Những chiếc lò đất hoàn chỉnh, phục vụ các gia đình.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 14.

Vào những tháng cuối năm, để phục vụ hàng Tết, mỗi tháng mỗi hộ sản xuất khoảng 1.000 cái bếp lò đất, cung cấp cho thương lái từ các tỉnh miền Tây và các tỉnh miền Đông như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 15.

Tuy thu nhập từ nghề đắp "ông Táo" không cao nhưng các hộ dân làm nghề vẫn có thu nhập ổn định cuộc sống, duy trì và tiếp tục phát triển nghề.

Ở An Giang, giáp tết dân vẫn hì hục đắp bếp lò, trăm năm bán khắp nơi, nhà nghèo dùng, nhà giàu nhớ- Ảnh 16.

Dù ngày nay bếp ga tiện dụng đã thay thế bếp củi, nhưng nhiều gia đình ở miền Tây vẫn mua chiếc bếp lò đun bằng củi để sử dụng nấu nướng trong gia đình.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem